Guồng máy cai trị Giáo hội ở trong tay các tu sĩ Dòng Tên?

293

Guồng máy cai trị Giáo hội ở trong tay các tu sĩ Dòng Tên?

diakonos.be, Sandro Magister, 2022-10-31

Nhóm của Đức Phanxicô đứng đầu Giáo hội, gồm các tu sĩ Dòng Tên. Không thể tin, nhưng có thật. Dù đã mất một nửa số tu sĩ chỉ trong vài thập kỷ, Dòng Tên đã ở các chức vụ cao nhất Giáo hội công giáo hơn bao giờ hết.

Dĩ nhiên đầu tiên là chính Đức Phanxicô. Ngài là giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên trong lịch sử: tuy ngài là người có nhiều đối thủ hơn là bạn trong Dòng Tên, khi ngài còn là hồng y, mỗi lần về Rôma ngài dè chừng khi bước chân vào các bộ của giáo triều.

Nhưng điều mới mẻ trong giai đoạn cuối triều giáo hoàng – giảm dần theo tuổi tác, ngược với ý muốn của ngài – Đức Phanxicô đã có bên cạnh mình một nhóm chiến binh dày dạn, gồm các tu sĩ Dòng Tên tận hiến cho sự nghiệp của ngài.

Nhân vật số một của nhóm này chắc chắn là hồng y Jean-Claude Hollerich (ảnh), tổng giám mục Luxembourg. Ngài đứng đầu danh sách trong các kế hoạch của giáo hoàng Bergoglio, cho cả hiện tại và tương lai.

Cho đến bây giờ, vai trò Đức Phanxicô giao cho hồng y là tổng tường trình của thượng hội đồng thế giới năm 2021, sẽ kéo dài ít nhất cho đến năm 2024, và xa hơn nữa là trong ý định của giáo hoàng với mục tiêu định hình lại Giáo hội, chính xác đây là dấu hiệu của một “tính đồng nghị” thường xuyên.

Còn về tương lai thì không còn bí ẩn với ai, hồng y ở trong danh sách những người có thể kế vị Đức Phanxicô, theo đó Thượng hội đồng hiện tại sẽ có tầm quan trọng quyết định, và thực tế, dù giáo hoàng tương lai là ai, người đó sẽ tiếp tục “tiến trình” như Đức Phaolô VI đã làm với Công đồng Vatican II mà ngài kế thừa từ Đức Gioan XXIII.

Thượng hội đồng thế giới này đang được tiến hành ở Đức, và đã nhiễm đến Giáo hội của các quốc gia khác mà không có một tiến trình ngăn chận hiệu quả nào từ Đức Phanxicô, với vô số những cải cách theo mốt từ việc linh mục kết hôn đến nữ linh mục, qua đạo đức tình dục, đồng tính và dân chủ hóa chính quyền Giáo hội.

Không thể không liên tưởng một số cải cách này với những cải cách của một tu sĩ Dòng Tên vĩ đại khác, hồng y Carlo Maria Martini (1927-2021) đã đưa vào chương trình nghị sự của Giáo hội tương lai trong bài diễn văn đáng nhớ của ngài năm 1999. Chúng ta biết hồng y Martini không nhìn hồng y Bergoglio dưới con mắt thiện cảm, nhưng những ai ủng hộ triều giáo hoàng hiện nay sẽ làm cho ngài thành “nhà tiên tri” của những cải cách mà Đức Phanxicô cuối cùng sẽ mở đường và trong nhiều lần hồng y Hollerich được cho là người của công việc.

Nếu mật nghị muốn có một Phanxicô thứ nhì, thì đây là tên và chương trình của người đó

Ngày 24 tháng 10, nhật báo L’Osservatore Romano đăng cuộc phỏng vấn có lập trình toàn diện với hồng y Dòng Tên uyên bác này, người đã đi truyền giáo ở Nhật trong hơn hai mươi bảy năm.  Trong cuộc phỏng vấn, ngài kêu gọi “thay đổi mô hình” trong việc chăm sóc mục vụ và giáo lý của Giáo hội về đồng tính vì dù là người đồng tính, họ cũng là “thành quả của sáng tạo” và như thế họ không phải là “trái táo xấu” mà là “những điều tốt”. Và hồng y nói thêm, tất nhiên không có chỗ cho hôn nhân bí tích giữa người cùng giới vì mục đích đặc trưng của hôn nhân là sinh sản thì ở đây không có, “nhưng điều này không có nghĩa là tình cảm hiệp nhất của họ không có giá trị”.

Giáo hội Nhật Bản: Lời của hồng y Hollerich, cựu nhà truyền giáo ở Nhật

Trong cuộc phỏng vấn, giám đốc nhật báo L’Osservatore Romano nêu lên việc các giám mục Bỉ đã ra mặt ủng hộ việc làm phép cho các cặp đồng tính, hồng y Hollerich trả lời: “Thành thật mà nói, vấn đề này đối với tôi dường như không mang tính quyết định. Nếu chúng ta bám vào từ nguyên của chúc phúc (nói tốt), thì chúng ta có cho là ‘nói xấu’ khi hai người yêu thương nhau không?”

Hồng y Jean-Claude Hollerich: “Để được nghe, Giáo hội phải thay đổi phương pháp của mình”

Những tuyên bố này của hồng y Hollerich đã đặt ra những câu hỏi sau: nhưng có phải một tu sĩ Dòng Tên khác có vị trí cao ở Vatican là hồng y Luis F. Ladaria, bộ trưởng Bộ Tín Lý đã cấm làm phép cho các kết hiệp đồng tính trong ‘Responsum’ (Câu trả lời) được công bố ngày 15 tháng 3 năm 2021 đó sao?

Và chẳng phải chính Đức Phanxicô đã “đồng ý” khi cho công bố ‘Responsum’ này, sau khi phần này được xem như một ghi chú ở cuối tài liệu đó ư?

Và thực sự đây là trường hợp. Nhưng cần lưu ý, trong giờ Kinh Truyền Tin ngày chúa nhật sau đó, ngài nói rõ, ngài không đánh giá cao những lời lên án lý thuyết cũng như những tuyên bố về chủ nghĩa pháp lý hay đạo đức, nhưng là cử chỉ yêu thương của người mục tử. Và các nguồn ẩn danh đáng tin cậy ở Vatican cho biết thực sự đó là lời chỉ trích Responsum, ngăn cấm việc làm phép cho các kết hiệp đồng tính mà ngài đã tuyên bố chấp thuận.

Ngắn gọn, dù bị giáo hoàng không đồng ý, hồng y Ladaria chính là ngoại lệ chứng minh quy tắc. Đó là tu sĩ Dòng Tên theo trường phái xưa mà giáo hoàng Bergoglio luôn giữ bên cạnh trong khi chờ ngài về hưu, và ở ngoài nhóm của ngài. Trong thời gian chờ đợi, ngài buộc phải trả lời “không” với những hồng y xin ngài nhắc hồng y Hollerich tôn trọng sự đúng đắn của giáo lý.

Nhưng ngoài hồng y Hollerich, còn có các tu sĩ Dòng Tên khác ngài vừa được phong làm hồng y cũng ở các vị trí quan trọng trong nhóm.

Hồng y Hollerich: nhân vật chủ chốt trong chiến lược của Đức Phanxicô 

Người đầu tiên là hồng y người Canada Michel Czerny, trong nhiều năm đã là đối thủ cạnh tranh hơn là cộng tác viên của hồng y người Ghana Peter K. A. Turkson, đầu tiên là trong Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình và sau đó là trong bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện, mà bây giờ ngài là bộ trưởng. Hồng y Czerny cũng là thư ký đặc biệt của thượng hội đồng về Amazon. Từ việc bảo vệ thiên nhiên đến bảo vệ người di cư, qua các “phong trào bình dân”, người được Đức Bergoglio đặc biệt mến chuộng trong các lãnh vực này.

Người thứ hai là linh mục người Ý Gianfranco Ghirlanda, luật gia của Đức Phanxicô, ngài 80 tuổi, là người duy nhất trong số 21 tân hồng y được phong không phải là giám mục hay giám chức cao cấp. Linh mục Dòng Tên, cựu viện trưởng Giáo hoàng Học viện Gregorian ở Rôma từ năm 2004 đến năm 2010, chuyên gia dày dạn về giáo luật. Một trong những nhiệm vụ của ngài là dịch các quy định pháp luật về các hành vi của đế chế mà Đức Phanxicô ban hành với một uy quyền tuyệt đối. Ngài đã nhanh chóng kết thúc cuộc tranh cãi thần học kéo dài hàng thế kỷ giữa các quyền lực của thứ trật, bắt nguồn từ việc phong giám mục, và quyền tài phán, có nghĩa là giao một thẩm quyền cao hơn, chọn để đặt giáo dân, nam giới và phụ nữ đứng đầu Giáo triều Vatican chỉ cần lệnh bổ nhiệm của giáo hoàng. Ngài còn đóng vai trò “nhân tố” hợp pháp trong việc phục vụ và tái xây dựng Dòng Malta theo chỉ thị của Đức Phanxicô.

Nhưng chưa hết. Các tu sĩ Dòng Tên khác tuy không là hồng y cũng được Đức Phanxicô giao những nhiệm vụ quan trọng trong công việc của ngài.

Linh mục Giacomo Costa, ban thư ký trung ương của thượng hội đồng giám mục, cộng tác viên thân cận của hồng y Hollerich, cựu giám đốc tạp chí “Aggiornamenti Sociali” Dòng Tên ở Milan và là phó chủ tịch của Quỹ Carlo Maria Martini.

Linh mục Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí Văn minh Công giáo, La Civiltà Cattolica, người thân cận Đức Phanxicô kể từ đầu triều giáo hoàng của ngài. Linh mục rất tích cực và mong muốn thúc đẩy mạnh thượng hội đồng về tính đồng nghị.

Linh mục Dòng Tên người Tây Ban Nha Juan Antonio Guerrero Alves, bộ trưởng bộ Kinh tế.

Ngoài ra, từ hai năm qua linh mục Dòng Tên Francesco Occhetta làm quản nhiệm Đền thờ Thánh Phêrô bên cạnh hồng y tổng giám mục Mauro Gambetti, ngài cũng là linh mục tổng đại diện giáo hoàng ở Thành phố Vatican và là tổng thư ký của Hiệp hội “Fratelli tutti”.

Ngoài ra còn có giám mục Dòng Tên Daniele Libanori trong số các giám mục phụ tá giáo phận Rôma, phụ trách mục vụ cho trung tâm thành phố.

Một nhóm gồm các tu sĩ Dòng Tên như thế này là điều chưa từng thấy trong ban quản trị Giáo hội.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Hồng y Grech và Hollerich được Đức Phanxicô chọn để lãnh đạo một thượng hội đồng quyết định