Netflix chiếu phim Johnny về linh mục Ba Lan Jan Kaczkowski, người bảo vệ phẩm giá con người ở giai đoạn cuối đời

174

Netflix chiếu phim Johnny về linh mục Ba Lan Jan Kaczkowski, người bảo vệ phẩm giá con người ở giai đoạn cuối đời

Dawid Ogrodnik đóng vai linh mục Jan Kaczkowski trong phim “Johnny” của đạo diễn Daniel Jaroszek. © IMDb

fr.aleteia.org, Anne-Sophie Retailleau, 2023-06-03

Linh mục Ba Lan Jan Kaczkowski (1977-2016), người sáng lập một trung tâm chăm sóc giảm nhẹ tiên phong và là nhà đạo đức sinh học đã xem việc bảo vệ phẩm giá con người ở giai đoạn cuối đời là cuộc đấu tranh của chính mình, cho đến khi cha qua đời năm 2016. Câu chuyện của linh mục nổi tiếng ở Ba Lan, đã là đề tài cho bộ phim đã phát trên Netflix.

Câu chuyện của cha đã làm cho hàng triệu người xúc động. Trước khi qua đời năm 2016, cha Jan Kaczkowski đã là một nhân vật nổi tiếng ở Ba Lan. Nổi tiếng với nhiệt tình và thấu cảm, linh mục trẻ dấn thân bảo vệ phẩm giá cho những người mắc bệnh nan y. Cuộc đời của cha trong phim “Johnny” đã phát trên Netflix từ ngày 23 tháng 3. Hài hước và cảm động, bộ phim lần theo dấu vết của cha Jan trước cái chết, qua con mắt của một thanh niên nghiện ma túy mà cha bảo trợ.

Linh mục Ba Lan Jan Kaczkowski (1977-2016)

Chẳng có gì cho thấy cha lại trở thành một trong những người ủng hộ chăm sóc xoa dịu nổi tiếng nhất ở Ba Lan. Bị tật nguyền từ khi mới sinh, cậu bé Jan bị khiếm thị nặng và di chuyển khó khăn. Chịu chức năm 2002, nhưng cấp trên của cha không giao cho cha làm inh lý viên vì inh rằng inh trạng sức khỏe của cha không thích hợp. Sau đó, cha là tuyên úy của bệnh viện địa phương ở thị trấn Puck, nơi cha nhận thấy dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ thiếu nhân viên trầm trọng. Và đã có những thảm kịch xảy ra ở đó. Chứng từ của cha: “Một phần dịch vụ của bệnh viện chịu trách nhiệm chăm sóc giảm nhẹ trong điều kiện không tốt đã bị loại bỏ. Tôi là tuyên úy ở đó và tôi đi từ nhà này qua nhà khác để thăm bệnh nhân, giống như bất kỳ linh mục nào. Tôi đã chứng kiến những người hấp hối chết vì bệnh ung thư. Bạn không cần phải là anh hùng Napoléon để hiểu cần phải làm gì đó.”

Giám đốc trung tâm chăm sóc giảm nhẹ

Khắc khoải qua kinh nghiệm của những lần đến thăm người hấp hối, linh mục bắt tay vào dự án mà cha xem là công việc của đời mình: xây dựng một trung tâm chăm sóc giảm nhẹ hiện đại. Dưỡng đường Thánh Piô Năm Dấu Thánh đón những bệnh nhân đầu tiên năm 2009. Trong thời gian này cha đã có bằng tiến sĩ về đạo đức sinh học và cha điều hành trung tâm. Cha giúp đỡ người bệnh, đồng hành với người hấp hối và gia đình của họ, ban các phép Bí tích. Từ rất sớm cha đã quyết định cống hiến đời mình để bảo vệ phẩm giá của con người vào lúc cuối đời, cha đặc biệt nhạy cảm với những người yếu đuối nhất, những người bị bỏ lại phía sau.

Ý nghĩa chức linh mục của tôi, ý nghĩa cuộc đời tôi là cử hành Hy lễ Thánh hiến và ở bên những người hấp hối.

Nhưng còn một bước cuối cùng để trọn vẹn hiến đời mình theo đúng hiến thân theo hình ảnh của Đấng mà cha muốn noi theo. Tháng 6 năm 2012, cha biết mình bị ung thư não. Cha đã chiến đấu với ung thư thận, nhưng khối u mới này là không thể chữa lành. Cha sống chẩn đoán này như một giải thoát, mang lại cho cha sức mạnh để vượt lên những nghi vấn của mình. Trong một bài giảng cha nói: “Tôi không còn sợ bất cứ điều gì nữa. Tôi tự do. Cám ơn căn bệnh của tôi, đã giải thoát tôi khỏi nhiều sợ hãi”.

Bị bệnh, nhưng cha không ngừng hoạt động ở trung tâm chăm sóc giảm nhẹ. Lo lắng vì nghĩ trung tâm Thánh Piô sẽ sụp đổ sau khi mình qua đời, cha lên chương trình rộng lớn để gây quỹ, tổ chức hội nghị, viết sách, làm video trên Internet… Nhanh chóng cha được các đài phát thanh, đài truyền hình trên khắp Ba Lan mời nói chuyện. Cha trở thành gương mặt quen thuộc của người Ba Lan. Suy yếu vì bệnh tật và khuyết tật nhưng cha lại như đầy năng lượng và quyết tâm làm việc không điều kiện cho trung tâm.

Kiên quyết phản đối an tử cũng như phản đối bám riết trị liệu, cha nghĩ, tôn trọng phẩm giá của bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời đòi hỏi phải được giáo dục về cái chết. Thay đổi cái nhìn về cái chết, của bản thân người bệnh, của gia đình họ mà còn của cả những người chăm sóc. Vị linh mục trẻ quyết định thành lập khóa đào tạo thực tế dành cho sinh viên y khoa tại trung tâm Thánh Piô. Tìm hiểu những gì nên nói và những gì không nên nói với người sắp chết, hiểu rõ hơn về nhu cầu thể chất và tâm lý nhưng không quên quan tâm đến nhu cầu thiêng liêng của họ.

Để chết lành, chúng ta phải sống

Học chết lành, trước hết là phải học sống. Để giúp đỡ người bệnh và  gia đình của họ, cha Jan đã đi xa đến mức viết một quyển sách hướng dẫn về bệnh tật. Cha đưa ra lời khuyên về cách tiếp tục sống bất chấp bệnh tật và cách hỗ trợ người bệnh. Không ảo tưởng, cha tìm cách thuyết phục, cuộc sống của một bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời có thể rất mãnh liệt và đầy ý nghĩa:

“Tôi không làm ảo thuật: một căn bệnh nặng buộc bạn phải tổ chức  lại cuộc sống của mình cách tận căn, ở một mức độ lớn, với những người thân của mình, nhưng đổi lại nó sẽ mang lại cho bạn một điều gì đó. Chúng tôi, những người được cho là đã chết từ lâu, và nhờ những nỗ lực y học, chúng tôi vẫn còn sống, chúng tôi là điều ngạc nhiên cho người khác và cho chính chúng tôi. Điều này tạo cho chúng tôi một khoảng cách phù hợp với thế giới và với chính mình – đó là sức mạnh lớn lao để sống với bệnh tật, để gần gũi sâu đậm hơn với những người chúng ta yêu thương và chấp nhận… cái chết của chính mình.”

“Tôi đau với Ngài”

Theo cha Jan, chìa khóa để sống tốt và chết lành là ở chất lượng của mối quan hệ với người khác. Và đặc biệt là với Chúa. Cha viết: “Ý nghĩa chức linh mục của tôi, ý nghĩa cuộc đời tôi là cử hành Hy lễ Thánh hiến và ở bên những người hấp hối.” Vị linh mục trẻ có lòng kính mến Thánh Thể sâu đậm, sống bệnh tật của mình như tham dự vào ơn Cứu Rỗi, hiệp thông với những đau khổ của Chúa Kitô. Cha thường nói: “Tôi đau với Ngài.” Cha viết trong một quyển sách khác: “Vì Chúa rất gần gũi với con người, nên thật vô lý khi đổ lỗi cho Ngài về những điều không tốt đến với chúng ta hoặc thế giới”. Vì thế khi tôi biết tôi đang ở giai đoạn cuối, Ngài cảm thấy sợ hãi và tuyệt vọng trong tôi và với tôi – có thể nói Chúa Kitô cũng đau với tôi. Và Ngài cũng dễ bị tổn thương như tôi trong tình trạng này.”

Đau với Chúa Kitô, để hiến mình cho người khác. Cho đến cùng, cha Jan vẫn tiếp tục đồng hành với những người hấp hối ở trung tâm Thánh Piô. Cha qua đời tại nhà của gia đình một ngày sau lễ Phục sinh năm 2016, khi cha 38 tuổi. Qua đời sống của cha để bảo vệ phẩm giá của những người mong manh nhất, cha Jan đã có một chứng từ quý giá cho thời buổi chúng ta bị cám dỗ của cái chết êm dịu.

“Johnny” của đạo diễn Daniel Jaroszek, với Dawid Ogrodnik và Piotr Trojan phát hình trên Netflix từ ngày 23 tháng 3.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

An tử, lằn ranh đỏ đối với Đức Phanxicô

Video giới thiệu phim Johnny: