Các phó tế của các “vùng ngoại vi” là những người mang hy vọng trong trái tim
Các phó tế vĩnh viễn trong giới lao động và môi trường công nhân gặp nhau từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 năm 2023 tại Merville, miền bắc nước Pháp để bàn về chủ đề hy vọng, đòn bẩy để biến đổi thế giới. CORINNE SIMON/HANS LUCAS
lavie.fr, Veronique Durand, 2023-04-28
Đây là một bước đi thêm cho phó tế vĩnh viễn Jean-Philippe Tizon của giáo phận Limoges, ông đã lập gia đình và đã là ông nội. Ông sẽ tham gia buổi họp đầu tiên của ông, vì lần cuối buổi họp được tổ chức năm 2013, tại Strasbourg, lúc đó ông chưa là phó tế. Xuất thân từ tổ chức Công giáo Tiến hành Công nhân (Action catholique ouvrière, ACO, một tổ chức ông tham gia từ 40 năm nay, ông luôn đứng về phía những người đấu tranh chống lại bất công. Gần đây, ông vận động chống lại cải cách lương hưu.
Sự biến đổi của trái tim
Ông nói: “Trong những cuộc đấu tranh này, chúng tôi luôn chất vấn về phẩm giá con người”, trong một xã hội đặc biệt đau khổ và khốn khổ, sự hiện diện của các chiến binh của Công giáo Tiến hành Công nhân, sự lắng nghe và lời khuyên của họ là rất quan trọng. Ông kê ra các sự kiện: “Trong 10 năm, đã có những biến động liên quan đến Covid và những thay đổi chính trị quan trọng. Sự bấp bênh và khó khăn trong công việc gia tăng, sự khốn khổ về kinh tế và văn hóa bắt đầu, cũng như chúng ta đã thấy tình cảnh hoang vắng của ngành y tế.”
Vì thế, ông xác tín “sự biến đổi của xã hội sẽ phải đi qua con đường biến đổi của trái tim. Với lời này, chúng tôi lên đường”. Dù phải ở trong bối cảnh này, ông thấy có những dấu hiệu đáng khích lệ. Ông nhắc lại, hy vọng “là một nhân đức đối thần”, sẽ là tâm điểm của cuộc gặp dự kiến có 60 phó tế vĩnh viễn cùng với các bà vợ của họ.
Nước Pháp có 200 phó tế vĩnh viễn, Công chứng của họ sẽ được viết trong buổi họp: “Cuộc họp giúp chúng ta suy nghĩ về các chủ đề khác nhau (tương lai của Giáo hội, sứ mệnh, các vùng ngoại vi, chất vấn với chức phó tế, vợ của các phó tế, sự công nhận…) và phát triển hành trình cho những năm tới bằng cách thúc đẩy thế giới lao động và trong các môi trường bình dân.”
“Một sứ mệnh đẹp đẽ nhưng khó khăn”
Trong lĩnh vực này, ông nhận xét: “Lời của Chúa Kitô chất vấn những người ở rất xa Giáo hội. Các nhà hoạt động thường hỏi tôi: ‘Thượng đế của bạn nói gì về điều đó?’ Tôi cảm thấy đây là một chất vấn thiêng liêng và là một cuộc đi tìm ý nghĩa và sự chân thành, sự chân thành này làm cho chúng ta có thể đặt câu hỏi và tranh luận.” Là môn đệ trung kiên của Chúa Kitô Phục Sinh mang trách nhiệm loan báo Tin Mừng của Ngài, ông hân hoan làm chứng cho đức tin của mình: “Chúng ta ở nơi nối kết của thế giới trần tục và thế giới tôn giáo. Vùng ngoại vi là công việc của tôi!” Trong giáo phận của ông, ông là thành viên của nhóm huynh đệ phó tế và cùng với các bạn phó tế, ông “cố gắng sống hiệp nhất trong đa dạng, nhưng không đồng nhất”.
Buổi họp mặt ở Merville cũng sẽ là buổi họp đầu tiên của phó tế Philippe Ladon, 70 tuổi, cựu kỹ sư xây dựng, người đồng hành với phong trào Thanh niên Công nhân Công giáo (JOC) vừa được phong phó tế vĩnh viễn cách đây ba năm. Ông rất vui khi được gặp các “đồng nghiệp phó tế” từ khắp nước Pháp với những kinh nghiệm sống khác nhau của họ: “Tôi sẽ nghe cách họ phát triển và hành động. Sứ mệnh của chúng ta đẹp nhưng khó khăn, và chúng ta cần có khả năng làm chứng cho sứ mệnh đó trong Giáo hội và trong xã hội.”
Được cử đi truyền giáo đến quận nổi tiếng nhất trong thành phố của mình, ông là thành viên của Đại học Nhân dân và Công dân Roubaix. Ông đang làm một công trình với người dân để chỉnh trang khu phố của họ. Ông là nhân chứng: họ có “của cải và chuyên môn của người dân” và đáng được tôn trọng. Thông qua chức vụ của ông, ông giúp mọi người biết thêm điều này: “Họ có giá trị trong mắt Giáo hội.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch