Đức Phanxicô, giữa thực tế và thể hiện
mondayvatican.com, Andrea Gagliarducci, 2023-01-23
Tin tức về việc linh mục tâm lý trị liệu người Pháp Tony Anatrella bị cấm xuất hiện công khai nhưng không bị xuống cấp giáo dân, sau khi bị Vatican kết án lạm dụng đến với Đức Phanxicô khi dư âm của vụ án Rupnik chưa lắng xuống. Quyết định trong vụ án Anatrella một lần nữa chứng minh, mặc dù được giới truyền thông chú ý rất nhiều, Đức Phanxicô đã không đi chệch nhiều so với các tiền nhiệm trong các quyết định của ngài về cuộc chiến chống lạm dụng.
Ngài đã thành lập Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ vị thành niên và ngài đã triệu tập một hội nghị thượng đỉnh gồm các chủ tịch Hội đồng Giám mục từ khắp nơi trên thế giới về Rôma tháng 2 năm 2019 để thảo luận cách giải quyết vấn đề. Thêm nữa, sau cuộc họp, ngài đã thực hiện một số biện pháp để giúp giải quyết tốt hơn các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của giáo sĩ.
Tuy nhiên, tất cả những điều này phải được đọc trong một bối cảnh rộng hơn. Có lẽ, các quyết định của ngài phải được xem là thực hiện tự nhiên các biện pháp đã được đưa ra trong quá khứ. Dĩ nhiên có những yếu tố mới, nhưng đường hướng xét xử là như nhau. Thậm chí Đức Phanxicô còn cho phép nhiều trường hợp ngoại lệ hơn và cá nhân hơn trong các quyết định của ngài.
Quyết định không giảm linh mục Anatrella xuống cấp bậc giáo dân nhắc lại việc Đức Bênêđictô XVI đã làm với cựu linh mục Marcial Maciel, người sáng lập Binh đoàn Kitô, người đã sống hai mặt và ba mặt, là kẻ lạm dụng, thao túng hàng loạt và là người nghiện ma túy. Khi còn là bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, hồng y Ratzinger đã gặp rất nhiều khó khăn khi mở hồ sơ Maciel. Khi là giáo hoàng, ngài đã trừng phạt nhưng vì khi đó cựu linh mục Maciel đã ở cuối đời nên ngài không muốn hạ linh mục Maciel xuống tình trạng giáo dân, mà buộc linh mục phải sống cuộc sống đền tội riêng tư.
Trong cuộc họp của Ủy ban Công ước chống Tra tấn năm 2014, Vatican đã tiết lộ Đức Bênêđictô XVI đã giảm 848 linh mục xuống cấp giáo dân, và 2.572 linh mục nhận các bản án nhẹ, trong số khoảng 3.400 trường hợp được báo cáo với Tòa Thánh từ năm 2004 đến năm 2014.
Nói tóm lại, không chỉ có một hoạt động điều tra ráo riết mà còn cả việc xét xử và trừng phạt những kẻ bị kết tội lạm dụng. Trong ‘năm khủng khiếp’ annus horribilis 2010, khi các trường hợp lạm dụng linh mục trở thành tin tức hàng ngày, Đức Bênêđictô XVI đã phản ứng bằng cách đưa Giáo hội đền tội tại Fatima, cầu xin sự tha thứ cho tội lỗi của con cái mình, và cũng bằng cách loại bỏ thời hiệu với loại tội ác này, làm cho quy định được cụ thể hơn.
Về phần mình, Đức Phanxicô đã cho biết ngài sẽ không bao giờ ân xá khi có phán quyết về tội lạm dụng. Về khung pháp lý, ngài siết chặt các hình phạt. Ngài dỡ bỏ bí mật giáo hoàng (dù việc hợp pháp hóa có vẻ hơi mơ hồ), ngài tiếp tục gặp các nạn nhân bị lạm dụng, công việc đã được Đức Bênêđictô XVI bắt đầu.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều lần Đức Phanxicô nhắc đến Đức Bênêđictô XVI như người cho ngài động lực và khởi xướng việc chống lại các lạm dụng trong hàng giáo sĩ.
Tuy nhiên, nhận thức của các phương tiện truyền thông là Đức Phanxicô đại diện cho một thay đổi cơ bản trong cuộc chiến chống lạm dụng. Một số quyết định đưa ra một nhận thức cụ thể như việc thành lập Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ vị thành niên. Cần lưu ý cuộc chiến chống lạm dụng được đề cập trong một khóa học đặc biệt Học viện Giáo hội, nơi đào tạo các nhà ngoại giao Vatican và các sứ thần tương lai.
Phải nói về vấn đề lạm dụng, có một triều giáo hoàng của truyền thông và một triều giáo hoàng thật. Các phương tiện truyền thông đại chúng mô tả ngài cam kết với một đường lối cứng rắn không khoan nhượng, không có ngoại lệ. Nhưng trên thực tế, Đức Phanxicô đã đưa tổng giám mục Gustavo Zanchetta về làm việc ở Vatican với một nhiệm vụ đặc biệt. Sau đó tổng giám mục Zanchetta về Argentina và bị buộc tội lạm dụng. Một lần khác, Đức Phanxicô đã đưa tổng giám mục Wesolowski, sứ thần bị buộc tội lạm dụng về Vatican, nơi không thể yêu cầu dẫn độ, nơi sứ thần qua đời nhưng không bị đối diện với phán quyết của tòa án Vatican.
Đức Phanxicô cũng mở lại vụ án cựu linh mục Mario Inzoli dẫn đến một bản án có tội khác. Ở Argentina, ngài bị chú ý trong vụ xử lý linh mục lạm dụng Grassi.
Thực tế là Đức Phanxicô trong hội nghị thượng đỉnh các chủ tịch Hội đồng Giám mục năm 2019 và trong những dịp khác, ngài luôn muốn hạn chế việc lạm dụng hàng giáo sĩ như một hiện tượng cụ thể, nêu bật cách một hệ thống tấn công Giáo hội.
Vì sao Đức Phanxicô có tín nhiệm như thế trong việc giải quyết cuộc chiến chống lạm dụng? Làm thế nào để ngài đáp lại mong chờ?
Có lẽ ngài đã làm những việc mà không bất kỳ tổ chức thế tục nào cũng sẽ làm. Đương đầu với vụ bê bối lạm dụng ở Chi-lê, ngài đã phản ứng gần như phớt lờ hiện tượng, sau đó ngài triệu tập Hội đồng Giám mục Chi-lê tại Rôma và yêu cầu mỗi người phải từ chức.
Đức Bênêđictô XVI đã xử lý một trường hợp tương tự ở Ai-len nhưng theo cách hoàn toàn ngược lại: ngài viết một thư cho người công giáo Ai-len, cầu xin tha thứ, hy vọng xã hội sẽ thay đổi và nhận trách nhiệm, nhưng không loại ai. Thay vào đó, ngài duy trì chuỗi trách nhiệm chỉ huy bằng cách giao nhiệm vụ quyết định cho các giám mục, dù họ đã vốn không còn thẩm quyền trong tình trạng đó.
Đó là hai cách tiếp cận khác nhau thậm chí không loại trừ nhau, Đức Phanxicô đã xem cuộc chiến chống lạm dụng và sự minh bạch trong Giáo hội là điểm mạnh của ngài. Vì thế khi xảy ra vụ tổng giám mục giáo phận Paris bị hiến tế trên “bàn thờ đạo đức giả” (Pope Francis Dixit) và một người khác ở Cologne được mời rút lui vì lý do “lỗi giao tiếp”. Cả hai đều có những dè dặt về các báo cáo lạm dụng mà các hội đồng giám mục của họ đã ủy thác cho các cơ quan bên ngoài làm.
Và một lần nữa xảy ra với hồng y Barbarin, bị xét xử và trắng án vì ngài không bao giờ che đậy các hành vi lạm dụng và hồng y Pell, bị buộc tội lạm dụng ở Úc, thậm chí còn bị tù trước khi được tha bổng, và Tòa thánh đã không gởi công hàm chính thức phản đối.
Triều giáo hoàng của truyền thông nhấn mạnh các quyết định trừng phạt của Đức Phanxicô nhưng lại che giấu các quyết định gây tranh cãi nhất, phải được đặt cân đối trong cuộc chiến chống lạm dụng của ngài.
Sau những chuyện này, chúng ta tự hỏi liệu tất cả cường điệu này của các phương tiện truyền thông đại chúng này có thể mang lại hậu quả tốt cho Giáo hội hay không. Cuối cùng, ngoài những hình phạt cần thiết và công bằng với những kẻ phạm tội nghiêm khắc, cũng cần phải giải thích không phải thể chế thối nát mà chính là con người.
Điều này dường như không xảy ra trong câu chuyện của Đức Phanxicô, ngài cũng đưa ra các quyết định phù hợp với những quyết định mà người tiền nhiệm đã đưa ra. Chưa hết, một vết nứt dường như đã mở ra trong Giáo hội, bất chấp những dấu hiệu của sự liên tục hoặc gián đoạn.
Vì thế, trường hợp linh mục Anatrella có thể là trường hợp quan trọng của Đức Phanxicô. Ngài đã tạo ra khác biệt, có thể, nhưng ngài đã làm điều này quá trễ. Quá trễ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Lên án linh mục Tony Anatrella: “Giữa nhẹ nhõm và cay đắng”