Giáo hội Đức muốn truyền quan điểm của mình cho người công giáo Âu châu ở thượng hội đồng Praha

93

Giáo hội Đức muốn truyền quan điểm của mình cho người công giáo Âu châu ở thượng hội đồng Praha

la-croix.com, Malo Tresca, đặc phái viên tại Praha, Cộng hòa Séc, 2023-02-07

Trước cuộc họp Hội đồng Âu châu cho đến ngày 12 tháng 2 tại Praha, Cộng hòa Séc để bàn về tương lai của Giáo hội, các đại diện của Đức đã tìm cách để làm cho rõ các định hướng về “con đường đồng nghị” của họ. Đây là nguồn gốc của nhiều căng thẳng với Vatican.

Các đại diện công giáo Đức đã dùng lá bài ‘phát biểu không sàng lọc’ để tìm cách thúc đẩy tinh thần và phản ánh “con đường công nghị” của họ. (Tổng giám mục Georg Bätzing, giáo phận Limburg kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức ngày 5 tháng 1 năm 2023) JOHANNES NEUDECKER/DPA/MAXPPP

Họ biết điều này khi họ đến đây: mọi hành động của họ sẽ bị phần còn lại của lục địa xem xét kỹ lưỡng. Họ đã có dịp. Trước cuộc họp của Thượng Hội đồng Âu châu vào tuần này tại Praha để làm việc cho tương lai của Giáo hội, các đại diện công giáo Đức đã dùng lá bài ‘phát biểu không sàng lọc’, tìm cách thúc đẩy tinh thần và phản ánh “con đường đồng nghị” của họ.

Được khởi xướng cách đây hai năm, tiến trình này sẽ hoàn tất vào giữa tháng 3, thực sự là chủ đề của một cuộc đối đầu với Vatican về các vấn đề tế nhị: phong chức cho phụ nữ, làm phép cho các cặp đồng tính, cải cách đạo đức tình dục… Ở những nơi khác của Âu châu, – nhất là ở các Giáo hội Đông phương – quá trình này tạo một số lo ngại, cho rằng nó mạo hiểm quá xa vào lãnh vực học thuyết. Đối diện trước các lo ngại này, vì thế các đại biểu Đức muốn giải thích lại nền tảng sáng kiến của họ.

“Các lý do hệ thống”

Tổng giám mục Georg Bätzing lập luận trước 600 đại diện châu Âu theo dõi buổi họp tại chỗ hoặc trực tuyến tại các quốc gia xuất xứ của họ: “Chúng tôi đã bắt đầu con đường đồng nghị vào năm 2019 vì một cuộc điều tra khoa học về các vụ lạm dụng trong Giáo hội chúng ta cho thấy có một vấn đề nghiêm trọng về mặc cảm tội lỗi cá nhân. Có quá nhiều giáo sĩ đã lạm dụng quyền của họ, và những người chịu trách nhiệm về tổ chức – đặc biệt là các giám mục – đã che đậy những hành vi sai trái này.”

Ngài nhấn mạnh: “Nhưng cũng có những nguyên nhân mang tính hệ thống của việc lạm quyền. Chúng ta không thể phủ nhận. Từ đó chúng tôi quyết tâm rút ra những hệ quả về mặt thiêng liêng và cấu trúc. Trên thực tế, thể chế giáo hội Đức mong muốn khởi xướng những cải cách như vậy, nhưng vẫn duy trì sự hiệp nhất với các Giáo hội khác của châu Âu thay vì đi theo một con đường riêng mà theo các kịch bản quan trọng nhất, có thể dẫn đến ly giáo.”

 “Cùng đồng hành với nhau”

Trong bối cảnh châu Âu pha trộn các thực tế và tế nhị của Giáo hội rất đa dạng, đôi khi đối nghịch nhau, ngài nhấn mạnh: “Chúng ta cần những câu trả lời thuyết phục về cách chúng ta có thể tái khám phá và loan báo Tin Mừng trong nhiều tình huống. Chúng ta không được đi theo những con đường riêng. Chúng ta tiếp tục đồng hành với nhau. Thượng hội đồng thế giới do Đức Phanxicô khai mạc tháng 10 năm 2021 gây được tiếng vang như một kairos (thời điểm thích hợp) để khám phá và định hình tính đồng nghị của Giáo hội.”

Tomas Halik: “Để là tiếng nói có uy tín, Giáo hội phải chịu một cuộc cải cách sâu sắc”

Được mời phát biểu – trong sáu phút, theo quy định như tất cả các quốc gia khác có đại diện tại Praha – về cách mà tài liệu cho giai đoạn châu lục đã được tiếp nhận và đánh giá cao ở Đức, tổng giám mục Bätzing đã xác định sáu ưu tiên hàng đầu. Trước hết, với việc củng cố sự can dự và tham gia của phụ nữ ở tất cả các cấp, khẳng định vị trí của giáo dân trong các cơ quan ra quyết định, củng cố đối thoại đại kết…

“Các hình thức mới”

Ngài nhấn mạnh: “Chúng tôi nghe có những hình thức mới đang được tìm kiếm để định hình chức năng linh mục. Chúng tôi hiểu rằng Giáo hội nên cởi mở với những người có lối sống không phù hợp với tiêu chuẩn của Sách Giáo lý, kể cả những người đồng tính. Chúng tôi nghe và hiểu những mối quan tâm này. Tôi chia sẻ chúng với tư cách cá nhân. Tôi tin vai trò của tôi là chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, là hội nhập họ vào tiến trình toàn cầu nhằm canh tân Giáo hội”.

Bà Irme Stetter-Karp, chủ tịch Ủy ban Trung ương người công giáo  Đức (ZdK) – một hiệp hội giáo dân quyền lực nhất trong nước – đã nhắc lại những nền tảng của phương pháp công nghị: “Đức Phanxicô đã nói rõ: tính đồng nghị phải bắt đầu ‘từ bên dưới’. Chỉ khi đó mới có tính đồng nghị ‘từ trên cao’. Các giám mục mang

trách nhiệm quản lý: không đơn độc, nhưng cùng nhau, hiệp nhất với toàn thể dân Chúa.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Làm thế nào Rôma chuẩn bị cho việc theo dõi Thượng hội đồng về tương lai Giáo hội

Vấn đề của Con đường thượng hội đồng Đức