Phá thai: Ai nghĩ đến việc tháp tùng phụ nữ đang bị tuyệt vọng?
fr.aleteia.org, Linh mục Benoist de Sinety, 2022-06-26
Việc chấm dứt quyền phá thai của Mỹ không thể được xem là một chiến thắng hay một thất bại. Theo linh mục Benoist de Sinety, linh mục quản xứ giáo xứ Saint-Eubert de Lille, trước sự kiện này, chúng ta nên tự vấn lương tâm. Chẳng hạn, chúng ta quyết định làm gì để tháp tùng một cách nhân đạo cho những phụ nữ đang ở trong tình trạng tuyệt vọng?
Thông báo quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ về việc phá thai đã tạo làn sóng phản ứng ngay cả ở Pháp. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: một mặt, vì ngay cả khi điều này gây khó chịu, quyền bá chủ văn hóa của các đồng minh chúng ta bên kia bờ Đại Tây Dương vẫn rất mạnh. Mặt khác, chính bản thân chủ đề vẫn là điều cấm kỵ khủng khiếp trong xã hội chúng ta, không ngừng tác động trên vô thức tập thể chúng ta.
Hợp pháp hóa phá thai đầu tiên là ở Liên Xô
Nếu nhìn vào lịch sử, chúng ta sẽ khám phá Liên xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc phá thai năm 1920 dưới thời lãnh đạo của Alexandra Kollontai, Bộ trưởng Bộ Y tế Nhân dân. Và bị Stalin cấm năm 1936 trước tình trạng ngày càng có nhiều phụ nữ phá thai, nhằm tăng tỷ lệ sinh sản trong thời khủng hoảng. Sự gia tăng các trường hợp phá thai bí mật có ảnh hưởng gần như ngay lập tức: năm 1950 tỷ lệ tử vong của phụ nữ là 329 trên 100.000 vụ sinh đẻ, và 70% số trường hợp tử vong này là do phá thai bí mật. Năm 1955, một lần nữa Liên xô hợp pháp hóa, phá thai trở thành biện pháp kiểm soát sinh sản: vào cuối chế độ độc tài Liên Xô, phá thai là phương pháp chính để điều chỉnh mức sinh, với số trường hợp phá thai trên mỗi phụ nữ tăng từ ba đến bốn lần. Năm 2014, theo báo cáo về sức khỏe cộng đồng hàng năm được công bố ở Nga thì ước tính có khoảng 930.000 trường hợp phá thai ở đất nước này…
Tại Hoa Kỳ, quyền phá thai của liên bang, bây giờ chúng ta biết nhờ có nhiều bài báo được đăng trong những giờ gần đây về chủ đề này, từ năm 1973 và lệnh ngưng nổi tiếng Roe kiện Wade (https://vi.wikipedia.org/wiki/Roe_ki%E1%BB%87n_Wade). Theo nhiều chuyên gia, việc Tòa án Tối cao bãi bỏ sẽ không thay đổi nhiều trong thực tế. Trong những năm gần đây, 95% quận của một số bang miền nam (nơi phản đối việc phá thai nhiều nhất) như Mississippi, Missouri, không còn một cơ sở nào hành nghề phá thai. Và mỗi Bang vẫn tự do quyết định xem có nên tiếp tục hay không trong việc hợp pháp hóa việc tự nguyện chấm dứt thai kỳ.
Gánh nặng tinh thần đè lên vai
Còn ở Pháp thì sao? Bị hình sự hóa năm 1920 và bị xem là trọng tội, lần đầu tiên phá thai được cho phép năm 1955 vì lý do điều trị. Luật Veil năm 1975 đã miễn phạt. Luật này, đã được sửa đổi đặc biệt sâu xa trong mười năm qua (luật Vallaud-Belkacem năm 2014 và thông qua thời hạn pháp lý từ 12 đến 14 tuần năm 2022) vẫn giữ một ý nghĩa biểu tượng, dù tác giả bộ luật khó nhận ra các nguyên tắc của nó sau đó. Đó là Gánh nặng tinh thần đè lên vai đã rất nhanh chóng có mặt trên mọi tranh luận nào về chủ đề này. Không ai có thể công khai lên tiếng và nói về 230.000 trường hợp phá thai hàng năm như một vấn đề đặt ra cho toàn xã hội.
Phá thai: Giáo hoàng Học viện về Sự sống hoan nghênh quyết định của Hoa Kỳ
Dù thực sự người ta có thể nghĩ gì về việc phá thai, có phải là không thể tự vấn và cố gắng tìm hiểu đâu là lý do không? 230.000 trường hợp phá thai, trước hết là hàng năm có 230.000 phụ nữ đất nước chúng ta ở trong tình trạng tuyệt vọng. Có bao nhiêu người trong số họ bị bỏ lại một mình, bị bỏ rơi trước công nghệ y tế lạnh lùng và những chẩn đoán đột ngột, không có sự hỗ trợ cả trước và sau khi phá? Lịch sử hiện đại của chúng ta cho chúng ta thấy, loại thực hành này không liên quan đến một hệ thống chính trị cố định, nhưng đúng hơn là cách mà hệ thống gởi trở lại cho mỗi chúng ta, từ phẩm giá chúng ta về tư cách của mỗi cá nhân. Thực chất, nhà nước tự do cũng như nhà nước độc tài, nhà nước nào cũng xem thường. Phẩm giá con người thường chỉ là một nguyên tắc được khắc trong phần mở đầu nhưng không tương ứng với tầm nhìn chính trị: chủ nghĩa quốc xã, chủ nghĩa mác-xít, và ngày nay là chủ nghĩa “tiền bạc” đều là những thần tượng mà trước mắt, tất cả các nguyên tắc lớn tan vỡ dưới danh nghĩa lợi ích cao hơn.
Một vấn đề chi phí cho xã hội
Phải nghe các cặp kể câu chuyện của họ (đó là chưa nói đến các bà mẹ đơn thân), ngay khi được biết thai kỳ đáng lo ngại, họ bị ban quản trị và chính các bác sĩ theo dõi để không tiếp tục mang thai một cách “rủi ro”: họ không thoát được gì. Người ta nói chuyện với họ về tương lai bất định của đứa bé, gánh nặng trách nhiệm của họ trên anh chị em của họ và với xã hội… Và cuối cùng, vì chính đó là vấn đề mà nhiều người đồng ý: bắt tập thể trả cho một đứa bé không được-mong muốn hoặc khuyết tật là vô ích. Chúng ta không nên ngạc nhiên: chính vì những lý do tương tự mà vấn đề an tử thường được đề nghị như giải pháp cuối cùng. Những vụ bê bối gần đây xung quanh việc ngược đãi người già ở các nhà hưu trí, theo cách của họ, góp phần vào điều này: người già quá đắt!
Mặt khác, sẽ can đảm hơn nếu cuối cùng chúng ta suy ngẫm cuộc sống con người trong xã hội chúng ta ngày nay được thực hiện như thế nào.
Sẽ là vô đạo đức một cách sâu xa khi chỉ định phụ nữ phải phá thai: họ chỉ dùng quyền được giao cho họ. Việc loại bỏ quyền này cũng chẳng làm được gì, bởi vì, cũng chẳng có cách nào sửa đổi cách phá thai của những người giàu nhất, nhưng sự cấm đoán này sẽ đẩy những người nghèo nhất có những cách phá thai nguy hiểm của một thời khác. Sẽ can đảm hơn nếu cuối cùng chúng ta suy ngẫm cuộc sống con người trong xã hội chúng ta ngày nay được thực hiện như thế nào, về giá trị của nó, thứ không thể phụ thuộc vào lô-gích kinh tế và tài chính. Mặt khác, tôi cũng cho phép mình đặt câu hỏi cho những người bênh vực, tôi nói đến cảm xúc của 230.000 đứa trẻ sẽ không được sinh ra và xã hội chúng ta bị thiếu, đồng thời giải thích một cách có học rằng, cũng ở xã hội này, chúng ta không thể đón thêm một người nước ngoài nào vào lãnh thổ của mình. Không thể cho rằng chỉ chăm sóc người yếu một cách có chọn lọc!
Khơi dậy ý thức
Quyết định của Mỹ có tác dụng như tiếng sấm được khuếch đại lên, nhưng có nhiều tiếng vang (cố tình) quên xác định việc phá thai đã được cho phép, ở cấp liên bang, cho đến khi ghi nhận khả năng sống được của bào thai khi ở ngoài tử cung được ước tính là giữa 24 và 28 tuần. Do đó, Tòa án đã duy trì luật Mississippi cấm phá thai sau 15 tuần. Con số 24 có vẻ hơi trừu tượng: được báo cáo theo số tháng, tức là 6 tháng… Trên thực tế, chính sự quá mất trí nhớ mà nhà lập pháp Mỹ đã ngã, tạo ra sự sụp đổ của mình: vì luôn có một khoảnh khắc ở đâu, bất cứ ý kiến gì, “quá là quá”… Nó luôn hữu ích cho công lý để nhắc nhở điều này. Nhưng cũng sẽ là phi lý nếu giảm điều này thành chiến thắng của phe này trên phe kia. Nếu lô-gích là như vậy, nó sẽ không dẫn đến việc gì khác ngoài việc thiết lập sự trả thù của phe kia trong những tháng hoặc năm sắp tới. Trong khi đó, sẽ không có gì được suy nghĩ về việc làm thế nào để tháp tùng phụ nữ một cách nhân đạo hơn và làm thế nào để đối phó hiệu quả hơn với những nguyên nhân gây ra thảm kịch này. Điều này sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn so với những đề xuất rất phiến diện và phải nói rằng, những đề xuất rất thảm thương để đưa quyền phá thai vào Hiến pháp của chúng ta. Như thể một số đang cố gắng bảo vệ ham muốn thái quá của họ, và chuyện này đang ngày càng bộc lộ rõ ràng hơn…
Các bảng luật, dù được khắc bằng đá cẩm thạch, sẽ không bao giờ có giá trị hơn việc tìm kiếm lợi ích chung, đánh thức lương tâm cá nhân và từ đó làm cho toàn xã hội phát triển. Nếu các tín hữu không chấp nhận mình là người chất vấn người đương thời theo cách này, không theo lô-gích đối đầu nhưng theo lô-gích Tin Mừng, thì sẽ chỉ còn lại những viên đá để kêu lên…
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Khi Đức Gioan-Phaolô I bảo vệ viên thuốc ngừa thai…