Độc lập của Giáo hội chính thống Ukraine: địa chấn hay hiệu ứng thông báo?
Ngày 27 tháng 5, vì cuộc chiến Ukraine, Giáo hội chính thống Ukraine tuyên bố độc lập khỏi tòa thượng phụ Matxcova. Ông Antoine Arjakovsky chuyên gia trong thế giới chính thống trả lời báo “La Vie” trong phạm vi lời tuyên bố này.
lavie.fr, Caroline Vinet, 2022-06-01
Thượng phụ Kyrill trong một buổi lễ tại nhà thờ chính tòa của Lực lượng Vũ trang Nga, Kubinka, Nga. SPUTNIK / SIPA
Ông Antoine Arjakosvky là giám đốc nghiên cứu tại Học viện Bernardins, chuyên gia về chính thống giáo và là tác giả quyển Chủ nghĩa đại kết là gì? (Qu’est-ce que l’œcuménisme? Nxb. Cerf).
Giáo hội chính thống Ukraine (không nên nhầm với Giáo hội chính thống tự trị biệt lập Ukraine) đã tuyên bố “độc lập hoàn toàn” khỏi tòa thượng phụ Mátxcơva. Điều này có ý nghĩa gì?
Antoine Arjakovsky: Theo quan điểm của giáo luật, điều này không có nghĩa gì. Một Giáo hội hoặc hoặc tự lập hoặc tự trị. Chúng ta nói đến tự lập khi Giáo hội có hoạt động quốc tế nhưng vẫn liên kết với Giáo hội mẹ của mình, trong trường hợp này là Matxcova (ngay cả khi, về mặt lịch sử, nó là Constantinople).
Giáo hội chính thống Ukraine trực thuộc tòa thượng phụ Mátxcơva năm 1686. Một cơ chế khác là tự trị (Giáo hội chính thống Ukraine đã có được năm 2018). Nhưng để có được cơ chế này, Giáo hội chính thống Ukraine phải hòa giải với Constantinople, và Constantinoble chưa sẵn sàng cho việc này. Và Giáo hội Ukraine đã chia tay với Constantinoble năm 2019.
Do đó, vấn đề đặt ra là phải cẩn thận với loan báo này. Giống nhiều nhà quan sát khác, tôi chờ xem quy chế sẽ được soạn thảo. Chỉ nói đến tòa thượng phụ Mátxcơva là chưa đủ. Để có được quyền tự trị, phải có một sự trưởng thành nào đó về thần học và được quốc tế công nhận.
Nhưng chưa chắc Giáo hội này đã có được sự trưởng thành cần thiết. Thông báo được đưa ra ngày 27 tháng 5 năm 2022 quy định các nhà thờ ở nước ngoài sẽ do Giáo hội chính thống Ukraine quản lý… Điều này mâu thuẫn với tòa thượng phụ Constantinople. Ví dụ ở Pháp, một giáo xứ chính thống Ukraine phải phụ thuộc vào tòa thượng phụ đại kết chẳng hạn, để tránh chủ nghĩa dân tộc và việc đưa người vào tổ chức để thay đổi mục tiêu của tổ chức.
Phản ứng của Mátxcơva là gì?
Hai quan điểm đối lập nhau. Quan điểm đầu tiên là của thượng phụ Kyrill, điều có thể hiểu được. Theo ông, quyết định này gần như không tránh được. Giáo hội chính thống Ukraine là cột mốc thứ năm của Mátxcơva ở Ukraine và dù sao sẽ có ngày bị chính phủ cấm.
Tuyên bố độc lập này có thể được hiểu như con ngựa thành Troia, gài người để hành động. Dù sao đây là điều mà thượng phụ Kyrill và trưởng giáo chủ Hilarion nghĩ.
Quan điểm kia thì có nhiều ý kiến cho rằng Giáo hội chính thống Ukraine không thể tự mình quyết định cho độc lập của mình mà do Hoa Kỳ điều động. Ông Alexander Shipkov, cánh tay phải của Kyrill trong các mối quan hệ xã hội xác nhận như vậy. Do đó thái độ của nhiều nhà quan sát là chờ. Vì nếu Giáo hội chính thống Ukraine thực sự cắt đứt quan hệ với Mátxcơva thì Giáo hội sẽ không nhận được sự công nhận của quốc tế hoặc giữa các chính thống giáo.
Giáo hội chính thống duy nhất được công nhận là Giáo hội tự trị của Ukraine. Trong những ngày sắp tới chúng ta sẽ biết thêm về trạng thái mới này. Toàn bộ câu hỏi sẽ là làm thế nào Giáo hội biến cơn giận này thành cải cách. Giáo hội có chân thành hay đây chỉ là một tình tiết khác trong cuộc chiến hỗn hợp mà Giáo hội Nga đang tiến hành?
Mátxcơva có gì để mất?
Mátxcơva mất 9.000 giáo xứ, thu nhập và nguồn nhân lực, kể cả chủng sinh và từ đó là các linh mục. Và trên hết là mất uy tín lớn lao trên chính trường quốc tế. Chúng ta không được quên rằng Mátxcơva tự cho mình là Rôma thứ ba, hoặc là người thừa kế duy nhất của Giáo hội Chúa Kitô.
Giáo hội cho mình mang lại cứu rỗi cho người dân Sla-vơ và cho cả trái đất. Thực tế là ngay cả trong thế giới Sla-vơ, giáo dân cũng chỉ muốn tách mình khỏi Giáo hội, cho thấy Giáo hội không ở tầm cao sứ mệnh mà Giáo hội mang…
Điều này có nghĩa là thượng phụ Kyrill mất thẩm quyền?
Ukraine là Giáo hội chính thống giáo lớn thứ hai trên thế giới. Cho dù là Giáo hội tự trị hay Giáo hội có liên kết với Mátxcơva, cả hai đều tìm cách trốn khỏi thượng phụ Kyrill. Đó là bằng chứng cho thấy ông đã mất uy tín.
Tuy nhiên, ông vẫn có thế lực trong các giáo xứ trong cùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở Crimea và Donbass, nơi các giám mục ngày 27 tháng 5 – 2022 tuyên bố họ ở lại trong quỹ đạo của tòa thượng phụ Mátxcơva.
Cách duy nhất thượng phụ Kyrill áp đặt là cùng với quân đội Nga. Còn quyền lực của ông ở Nga thì đã biến mất trong giới trí thức, nghệ sĩ và một phần giới trẻ kể từ năm 2012 và khi có sự đàn áp nhắm vào nhóm Pussy Riot. Đây là lý do tại sao tỷ lệ giữ đạo ở Nga vẫn dưới 3%.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Tòa thượng phụ Mátxcơva sẽ sớm bị cấm ở Ukraine?