Bruno Latour: “Tôi là người công giáo thực sự không hoàn toàn công giáo, một người công giáo thực sự không chính thống”

95

Bruno Latour: “Tôi là người công giáo thực sự không hoàn toàn công giáo, một người công giáo thực sự không chính thống”

Nhà triết học và xã hội học được biết đến với những phản ánh giống như lời tiên tri về sinh thái học. Ít hơn cho mối quan hệ của ông với Chúa, nhưng vẫn là trung tâm. Ông tâm sự với báo La Vie.

lavie.fr, Pascale Tournier và Pierre Jova, 2022-02-02

Quyển Ghi nhớ cho một tầng lớp sinh thái mới (Mémo pour une nouvelle classe écologique, nxb. La Découverte) có thể truyền cảm hứng cho cả một thế hệ. Và ông viết, “xác định chân trời ý thức hệ, như chủ nghĩa tự do đã làm trong các thời kỳ khác, sau đó là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tân tự do và cuối cùng là các đảng phi tự do hoặc tân phát xít”. Điều này sẽ bao gồm việc tái đầu tư các giá trị của tự do và giải phóng, vốn luôn là trọng tâm của các cuộc vận động, bằng cách đưa ra khái niệm về giới hạn và sự phụ thuộc. Liệu ông có được lắng nghe?

Từ quyển Đáp xuống đâu? (Où atterrir? Nxb. La Découverte) xuất bản năm 2017, Bruno Latour cuối cùng cũng bắt đầu được công nhận ở Pháp. Ông  truyền cảm hứng cho một thế hệ của những nhà tư tưởng hoàn toàn mới. Các chính trị gia tham khảo ý kiến của ông. Đã đúng lúc. Tư tưởng ban đầu của ông, không thể phân loại và chắc chắn đôi khi gây bối rối, xem lại một cách mạnh mẽ khoa học, công nghệ, chính trị, luôn quan tâm đến cái chung, mối liên kết và các hiệp hội. Những quan niệm bắt nguồn từ văn hóa công giáo. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên.

Bởi vì bạn phải đọc triết gia này với mối quan hệ phức tạp và dày vò cùng với niềm tin vào nền tảng. Ở tuổi 74, Bruno Latour là nhà trí thức công giáo đặc biệt, mặc dù ông phủ nhận điều này. Trong hơn một giờ đồng hồ, bất chấp mệt mỏi vì bệnh tật, ông tiếp chúng tôi tại nhà riêng ở Paris để cho chúng tôi biết những đường nét của mối quan hệ cụ thể của ông với Chúa, hay đúng hơn là với những sinh vật tôn giáo, những người gắn liền với tôn giáo, như cách ông gọi họ. Một lời mang ý nghĩa trong thời gian khó khăn này.

Trong các hội thảo tự mô tả bản thân do ông tổ chức, những người tham dự thiết lập bản đồ địa lý các liên kết của họ. Thẻ tôn giáo của ông là gì?

Triết gia Bruno Latour: Khi còn thiếu niên, tôi đến Trung tâm Nghiên cứu Saulchoir, gần Paris, do các tu sĩ Dòng Đa Minh điều hành ở thời thư viện chưa có ở Paris. Trong lịch sử nghệ thuật, có rất nhiều nơi hấp dẫn tôi, nhưng mối quan hệ của tôi với tôn giáo không được neo ở những nơi cụ thể. Cuối cùng, đúng, vẫn còn một: nhà thờ nhỏ Montcombroux-les-Mines, ở Allier, nơi không thay đổi từ cả 1.000 năm nay…

Luôn luôn trong các hội thảo này, câu hỏi đầu tiên được đặt ra là: “Viên sỏi trong giày của bạn là gì?” Chúng tôi hỏi lại ông câu này…

Chủ thể của sự bất khả truyền. Đó là chủ đề trong quyển sách Vui mừng hay những dằn vặt của lời tôn giáo (Jubiler ou les tourments de la parole religieuse, nxb. La Découverte) của tôi. Gần đây tôi vừa đọc bài phỏng vấn hồng y Luxembourg, Jean-Claude Hollerich, ngài nói đến tương lai đạo công giáo: theo ngài, phải giữ thông điệp, nhưng phải thích ứng cách diễn đạt của nó. Nhưng nó còn nghiêm trọng hơn thế!

Hồng y Jean-Claude Hollerich: “Để được nghe, Giáo hội phải thay đổi phương pháp của mình”

Với những buổi hội thảo tự mô tả bản thân mà ông hình dung, triết gia Bruno Latour muốn giúp mọi người nhạy cảm hơn với “tiếng kêu của Trái đất và những người nghèo khổ”. NICOLAS LAUREAU © CHỤP ẢNH

Vì nội dung thực sự duy nhất thông điệp của các tôn giáo là khả năng hoán cải người được nhắm đến, điều này làm cho việc truyền tải có thể thực hiện được, nhưng cực kỳ khó khăn trong thực tế. Bởi vì chúng ta nhầm lẫn giữa khả năng thay đổi của lời rao giảng với người tiếp nhận và nội dung của thông điệp sẽ được truyền đạt. Như thể chúng ta đang cố gắng xác định những thông tin liên quan đến chữ tình yêu. Nó không có ý nghĩa gì cả. Tất cả là ở trong cách chúng ta nói.

Khó khăn này đã làm tôi day dứt trong một thời gian dài. Và tình hình thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn. Điều mới và có khả năng tích cực duy nhất là thay đổi sinh thái. Nó buộc người công giáo phải suy nghĩ khác, và cuối cùng thoát ra khỏi câu hỏi này: có nên hiện đại hóa Giáo hội hay không? Với Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si, một tài liệu chiến đấu và cũng là một bài tiên tri, Đức Phanxicô giới thiệu cách diễn giải lại khá triệt để về tình trạng các tuyên xưng đức tin trong bối cảnh vũ trụ học mới.

Về cơ bản, thông điệp mang lại điều gì?

Thông điệp giải thích lại sự sống trên Trái đất. Kể từ thời hiện đại, thần học đã trở thành đạo đức. Thần học quan tâm đến tâm hồn, nhưng không quan tâm đến thế giới. Cho đến nay, khung lý-hóa đã ổn định, và con người cố gắng xoay xở với nó. Ngẫu biến sinh thái làm nổi bật một thế giới đang thay đổi, nó đặt vấn đề về khả năng sinh sống. Các biến động này, giáo hoàng đã nắm bắt được.

Làm thế nào chúng ta tìm ra cách để tiếp tục cuộc sống này trên Trái đất, vẫn duy trì một “cuộc sống tốt đẹp”, và quay lại nuôi dưỡng các  câu hỏi thần học? Đó là ở đây bây giờ, không phải sau này. Như bạn tôi, linh mục giáo sư Frédéric Louzeau tại Viện Bernardins nói, chúng ta phải lo cho tình trạng đào ngũ của các em trẻ khi các em học giáo lý, cũng như lo cho các vùng ngập lụt vì lạm dụng!

Ông có thể xác định mối quan hệ với việc rao giảng không?

Đó là lời làm sống lại, “sống-lại”. Phần còn lại, bộ máy giáo điều, nắm bắt, quản trị, một tổ chức của những biến đổi được thực hiện bởi lời rao giảng này. Rao giảng là đầu tiên. Phần còn lại là thứ yếu. Điều này đã hoạt động như vậy trong 2.000 năm. Ngoại trừ bây giờ, cái gì đứng thứ nhì đã trở thành thứ nhất, đạo công giáo đã trở thành một bản sắc. Cái gì đầu tiên vẫn có thể nghe được, nhưng bạn phải thực sự lắng nghe!

Ông có xem ông là nhà rao giảng không?

Than ôi, không! Nhưng tôi đi xem lễ để nghe một số linh mục giảng!

Tuy nhiên, phong cách viết của ông, rất cá nhân, pha trộn giữa thơ ca, triết học, xã hội học, khơi dậy cảm xúc, chuyển động. Ông chất vấn…

Thật không may, các giáo sĩ đã nắm giữ quyền lực đến mức những người như tôi không thể giảng. Tôi rất thích. Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ, các bài giảng đã trở nên nồi cháo tâm lý xứng đáng với phim truyền hình dài tập. “Chúa Giêsu nghĩ vậy”, “Ngài cảm động”… Không thấy có công lao chịu khó làm việc nào trên các bài giảng. Ở Saint-Gervais, ở Paris, nơi tôi cố gắng đi lễ, vẫn còn một vài linh mục giảng giỏi. Bạn Louzeau của tôi là một, vì bạn tôi là người có chiều sâu thiêng liêng.

Ông cho mình là người không tin, nhưng lại là người công giáo giữ đạo. Ông lúc nào cũng vậy sao?

Tôi không phải là người không tin, tôi là người theo thuyết bất khả tri! Niềm tin không phải là phạm trù thích hợp để hiểu được vấn đề tôn giáo. Niềm tin được nhắm vào điều thứ hai chứ không phải điều thứ nhất: Người Samaritanô nhân hậu là người hành động, ông không quan tâm đến người bị thương tin gì. Lập luận của tôi là chúng ta lãnh hội các câu hỏi về tôn giáo đã có từ thế kỷ 17 dưới trướng đồng cốt đã không phù hợp với tín ngưỡng.

Người ta đã quy định, nó có cùng hình thức với kiến thức, ngoại trừ việc nó không thể chứng minh được. Ông có tin hay không?

Câu trả lời của tôi là không, vì đây là một câu hỏi đặt ra không đúng. Cũng vậy, tôi bác bỏ tính từ trí thức công giáo, như cái chảo sau lưng tôi!

Làm thế nào ông xem mối quan hệ với Chúa, mà đôi khi ông chỉ gọi là C.? (Chúa)

Sử dụng thuật ngữ “Chúa” này, nhắc lại khái niệm thần học-siêu hình không hẳn là một ý kiến hay. “Hiện diện” không phải là một thuật ngữ xấu. Tôi thích nói về những sinh vật tôn giáo hơn. Chúng ta thường nhầm lẫn về họ. Họ là những sinh vật tinh tế, luôn mang một hình thức lưỡng lự. Trong các bản văn của phụng vụ công giáo gần đây, chúng ta thấy điều gì đó đã xảy ra với tiên tri Samuen: “Samuen, Dạ, con đây, thầy gọi con. Thầy không gọi con đâu!” (1 Samuen, 3, 6).

Chúng ta đừng vội đặt tên cho các sinh vật này. Họ là những sinh vật của lời, rất nhạy cảm với cách chúng ta nói với họ và cách chúng ta nói về họ. Chúng ta tìm họ trong không trung, nhưng những sinh vật này đưa bạn về lại Trái đất, về hiện tại. Đó không phải trái phiếu: phải chơi với sự hiện diện này, làm cho họ nói. Dù sao “Lời” không phải là một cái tên tồi.

Những sinh vật này ông có nói chuyện với họ không?

Họ tự áp đặt mình!

Những sinh vật này, một số người gọi họ là Chúa Kitô, các vị thánh, các thiên thần…

Điều quan trọng là nhân lên các thuật ngữ này mà không bị ràng buộc vào đó, và trước tiên luôn hiểu họ như một chuyển động, như những cái tên làm biến đổi.

Ông có ngỏ lời với họ trong lời cầu nguyện không?

Tôi không phải là người thành tâm cầu nguyện! Các sinh vật này tự áp đặt mình qua các bản văn. Tôi đặt mua báo Magnificat hàng tháng (nguyệt san cầu nguyện theo phụng vụ công giáo), tôi rất thích các bình luận kèm theo bài Kinh Thánh. Tôi giấu ghi chú khi mở trang bình luận, và tôi cố đoán thời đại của nó… Phải công nhận kể từ thế kỷ 18-19, nó thường trở nên ngớ ngẩn!

Đôi khi chính giáo hoàng dễ thương của chúng ta cũng mê… Cũng vậy, phụng vụ trong ngày của Magnificat thường bắt đầu bằng một bài tụng ca không giá trị nhưng rất phi thường, bằng thơ! Và ngay sau đó là các thánh vịnh, mặc dù rất xưa, nhưng mang các yếu tố của Lời.

Ông có cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa khi chiêm ngưỡng một phong cảnh tuyệt đẹp không?

Hoàn toàn không! Kinh nghiệm này là một trong những xuất phát của nguyên lý siêu phàm gắn liền với Thượng đế siêu hình. Điều đó tốt, ngoại trừ vấn đề sinh thái làm cho sự siêu phàm là không thể. Khoảng không gian là nơi chúng ta biến mất. Nó bị ngược đãi, nó la lên. Sự siêu phàm là những gì chúng ta có thể nhìn từ xa, để thưởng thức nó mà không phải chịu trách nhiệm về nó. Bây giờ, chúng ta phải nghe “tiếng kêu của Trái đất”, như lời giáo hoàng nói.

Trong số những nhân vật tâm linh đến trong đời của ông, có bác của ông là cha Latour, chị Claire của ông…

Cha Henri Latour là anh của cha tôi. Trong những năm 1970, chúng tôi ở gần nhà bác ở ZUP of Dijon (Côte-d’Or). Bác có kinh nghiệm giảm dần nghi thức dẫn đến việc không xây nhà thờ! Cuối cùng thì chẳng còn gì cả (cười).

Chị Claire hơn tôi 18 tuổi, chị là một trong những tiểu muội đầu tiên của chân phước Foucauld. Chị sống ở Amazon, sau đó chị ở Ba Lan và Nga. Chị là một trong những người làm sập Bức tường Berlin! Trong số tám anh chị em chúng tôi, chị có cuộc sống thú vị nhất. Đó là sự thánh thiện nhập thể.

Giáo sư André Malet, giám đốc luận án của ông tại Đại học Dijon, người dịch công trình chú giải của học giả Kinh thánh Rudolf Bultmann cũng có một vai trò…

Ông khai mào ngành chú giải cho tôi, vốn là nền tảng của mọi điều tôi nói, một cách vụng về. Nếu chúng ta không hiểu làm thế nào các văn bản được biến chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm thế nào chúng được phát minh để trả lời cho những câu hỏi tiếp theo thì sợi dây lời của chữ viết bị mất. Với học giả Bultmann, tôi đã học được mối liên hệ giữa sự thật, chú giải lại và sự đổi mới. Tôi đã đọc bài của Bultmann trong tư thế là độc giả của Péguy, mà các quyển sách của ông đã đi theo tôi từ thuở ấu thơ.

Ông có bao giờ có ý đổi qua đạo tin lành, như André Malet, một linh mục thành mục sư không?

Tôi là người công giáo thực sự không hoàn toàn công giáo, một người công giáo thực sự không chính thống, nhưng tôi có một ý tưởng kỳ lạ, rằng phải giữ tất cả mọi thứ. Các cuộc chiến tranh tôn giáo vẫn tiếp tục. Nó luôn là sự lựa chọn giữa cải cách và kết hiệp. Làm thế nào để có một lời trực tiếp hơn, trong khi sự phân định chỉ có thể là tập thể? Làm thế nào để xây dựng một tập thể có khả năng phân định, nghĩa là Giáo hội, và làm thế nào không làm Giáo hội này thất vọng để duy trì khả năng hiệp nhất? Tôi vẫn đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan này.

Trong cuốn sách Điều tra về các hình thức tồn tại (Enquête sur les modes d’existence, nxb. La Découverte), ông viết: “Thiên Chúa siêu việt, người đột nhiên xuất hiện trở lại và yêu cầu được hòa nhập vào một thế giới đang hoạt động rất tốt mà không có Ngài!” Ông có đang trong mối quan hệ mới với những sinh vật tôn giáo này không?

Tôi tiếc cho các sinh vật này! Bởi vì họ không có phương tiện giúp họ được biết đến. Bằng chứng, tôi thực sự không thể nói chuyện với các cháu của tôi về họ. Viên sỏi trong giày của tôi vẫn còn đó, nó quan trọng hơn nhiều so với việc biến mất, đó là một phần của cuộc sống. Với tôi, những sinh vật này là một phần của tập thể, giống như khoa học, công nghệ… Điều cực kỳ nghiêm trọng là, trong xã hội của chúng ta, người tu sĩ đã trở nên khó hiểu. Điều này có nghĩa là con người có nguy cơ không còn cảm nhận có khả năng cứu rỗi!

Theo ông cứu rỗi là gì?

Bạn được cứu, bạn là người vĩnh cửu. Một cái gì đó xảy ra một cách vĩnh cửu trong thời gian của mình. Cũng như dân được chọn, họ chứ không phải dân khác. Người Samaritanô nhân hậu tìm người bị thương, ở đây và bây giờ, trong khi những người khác, thầy lêvi, thầy thượng cả vẫn ở trong niềm tin và công việc họ đang quản lý.

Ông đã xem phim Don’t Look Up của Adam McKay chưa?

Hai lần ! Đó là một phim hay của Hollywood, và tôi ngạc nhiên khi thấy các nhà bảo vệ môi trường nghĩ rằng họ đã bảo vệ tuyệt vời cho vị trí của họ, bởi vì nó thách thức tất cả mọi người! Tất cả đều bị chế giễu! Các phương tiện truyền thông, chính trị, công nghiệp, mà còn cả các nhà bảo vệ môi trường. Đây là ý nghĩa của quyển Ghi nhớ cho một tầng lớp sinh thái mới. Đó là ý nghĩa của chúng tôi: các nhà sinh thái học vẫn chưa thực hiện công việc sửa đổi vị trí của nhau.

Ông có nghĩ chúng ta đang sống thời kỳ Khải huyền (Apocalypse) không?

Không nhất thiết là Khải huyền, nhưng chúng ta đang sống trong thời cánh chung, theo nghĩa đen. Nhưng cánh chung không phải là một chủ đề thời gian. Trước hết, nó là chủ đề không gian. Đã có một sự phóng đại quá lớn về chiều kích thời gian của thuyết cánh chung. Đó không phải là ngày tận thế nhưng là kết thúc của không gian mà chúng ta ở. Cánh chung không phải cho sau này: nó là bây giờ.

Trong Ghi nhớ cho một tầng lớp sinh thái, ông viết: “Hệ sinh thái dựa trên chỗ và quan niệm về giới hạn: (…) nó mâu thuẫn với đam mê của thời hiện đại là liên tục vượt qua các rào cản.” Ông nghĩ gì về các nhà sinh thái học như José Bové, một thiểu số trong phong trào của họ, người từ chối mang thai mướn, trợ sinh nhờ y khoa (PMA và GPA) nhân danh các giới hạn?

Các giới hạn mà tôi nói là hành tinh: chúng ta sẽ không rời khỏi thế giới của người sống, nhưng điều đó không nói lên điều gì về cách những người sống phải kết nối với nhau như thế nào. Theo quan điểm này, chúng ta không thể đặt giới hạn cho nhân danh luật tự nhiên do Giáo hội chủ trương: Giáo hội không thắng được gì trong việc này.

Ngược lại, từ vựng này vay mượn của chủ nghĩa tự do về sự lựa chọn vô hạn của các giải pháp sinh sản hữu tính, không phù hợp với sự phức tạp của những câu hỏi về sinh con và những nghi ngờ mà nó khơi dậy. Chúng ta phải có khả năng thoát khỏi sự đối lập đơn giản giữa quy luật tự nhiên khó tin được và chủ nghĩa tiến bộ. Nhưng đây là những vấn đề đã trở thành không thể bàn cãi. Có quá nhiều điều cấm kỵ theo cả hai hướng. Cuộc gặp gỡ với những người công giáo, những người mà chúng ta cho là ít “phản động” và những người khác có lẽ sẽ có hiệu quả!

Phần còn lại, tôi tự hỏi vì sao những vấn đề này lại là chủ đề của một cuộc chiến văn hóa. Chúng ta phải vượt ra ngoài những vấn đề này, những vấn đề chúng ta làm thành dấu hiệu nhận dạng. Chúng đã trở thành một phản xạ có điều kiện của các chương trình chính trị, giống như năng lượng hạt nhân cho các nhà sinh thái học! Những chủ đề này là một triệu chứng của cuộc khủng hoảng sinh ra mà chúng ta đang trải qua.

Ông nghĩ gì về “khủng hoảng sinh sản?”

Đây là câu hỏi cơ bản đằng sau những cuộc tranh luận về việc mở rộng giống loài, cuộc chiến chống phá thai, sự thay thế vĩ đại, sự tuyệt chủng của các loài… Đó là muôn vàn triệu chứng của một hiện tượng lo lắng, phải tự hỏi: chúng ta có trường tồn không? Chúng ta có thể tái sản xuất không?

Ông nghĩ gì về cao trào ý thức về bản sắc nơi người công giáo?

Bản sắc được dùng để duy trì Saint-Nicolas-du-Chardonnet (giáo xứ Lefebvre ở Paris), nhưng nó sẽ không duy trì Giáo hội công giáo. Đó là phản ứng phòng thủ, tác động đến cả môi trường bên ngoài người công giáo. Thời điểm này thích hợp. Giới hạn của thế giới dường như là một cái gì áp bức đối với chúng ta. Những thử thách như Covid đã khơi lên sự lo lắng này, mà nó vẫn chưa tìm thấy sự diễn tả và ngôn ngữ của nó. Trong dụ ngôn người quản gia bất lương (Lc 16, 1-18), người chôn nén bạc thay vì khuyếch lợi thì bị chủ phạt, người đó đã mất nén bạc! Ai muốn cứu lấy giáo điều của mình thì mất giáo điều!

“Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban” (Ga 4:10). Đó là lời Chúa Giêsu nói với người phụ nữ Samari tại giếng Giacốp. Vì sao đoạn này lại xuất hiện trong quyển sách Điều tra về các hình thức tồn tại của ông, xem xét lại trọng tâm cuộc sống tập thể của chúng ta (khoa học, công nghệ, luật pháp, tôn giáo, v.v.)?

Sự liên kết với người phụ nữ đến lấy nước là một trong vô số khoảnh khắc tuyệt vời của Tin Mừng. Đó là định nghĩa khá hay về đức tin… Đó là cái gì rơi xuống trên bạn, và nó tổng hợp lại cho sự tồn tại.

Người phụ nữ Samari ở giếng nước (La Samaritaine au puits, 1844-1925), tranh của Léon Lhermitte. Theo ông Bruno Latour, đoạn Tin Mừng này là một trong những bằng chứng đẹp nhất về đức tin. Bảo tàng nghệ thuật New York, hình ảnh Bridgeman

Quyển sách Điều tra về các hình thức tồn tại thể hiện điều gì trong sự nghiệp của ông?

Đó là quyển sách quan trọng nhất. Nếu chúng ta muốn đi từ một vũ trụ này sang một vũ trụ khác, mà không mất gì, chúng ta phải khôi phục, phục hồi, sửa chữa tất cả các chế độ này. Đặc biệt là khoa học, với khoa học luận, tôn giáo, kinh tế, chính trị… Thiết lập các cách thức này bên cạnh nhau, không có chủ nghĩa bá quyền. Nó phức tạp, bởi vì ý tưởng bá quyền vẫn còn mạnh mẽ trong nền văn minh của chúng ta, một phần, chúng ta phải công nhận, bởi vì kitô giáo sau Constantine. Giáo hội nghĩ rằng mình có thể cai quản mọi thứ: chính trị, kinh tế, đạo đức… Điều này vẫn còn trong tâm trí mọi người. Các ngành khoa học đến sau để thách thức quyền bá chủ của tôn giáo, vẫn còn ở trong thế phòng thủ.

Ông có cùng chúng tôi đọc phần cuối bài thơ của Thánh Phanxicô  Assisi, bài tụng ca các tạo vật không?

“Xin ngợi khen Ngài, Thiên Chúa của con

Cho người chị là Cái chết của cơ thể, mà không ai có thể thoát;

Khốn thay những kẻ chết trong tội trọng;

Hạnh phúc cho người làm theo ý Chúa,

Vì cái chết thứ nhì không thể làm hại họ.”

Tôi vẫn rất xúc động với đoạn này…

Vào buổi chiều cuộc đời, điều này nói với ông chuyện gì?

Điều này nên nói với tất cả mọi người! Nhất là với những người như tôi, những người đã làm quen với cái chết. Chính nhờ sự tái hiện vào cuộc sống mà bài thơ này thật tuyệt vời: các sinh vật tôn giáo của đạo do thái-kitô nói với chúng ta, rằng chúng ta đã được cứu, nhưng trong thời gian, chúng ta không thể thoát đi nơi khác hoặc muộn hơn! Thật tuyệt vời! Bạn được cứu, Bạn được bứt ra khỏi thời gian trôi qua mà không rời khỏi nó, và điều này mang lại phẩm chất hoàn hảo cho sự tồn tại của nó.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch