Giáo hội Ukraine thân Nga tự lập để tách khỏi Mátxcơva
Trưởng giáo chủ Onufrio, thuộc Giáo hội thân Nga đặc trưng bởi “quyền tự trị rộng rãi” đối với Mátxcơva.
settimananews.it, Lorenzo Prix, 2022-05-11
Giáo hội chính thống Nga vẫn được xem là Giáo hội lớn nhất nước. Với 12.000 giáo xứ, 52 giáo phận và cả trăm giám mục, Giáo hội này vượt qua Giáo hội tự lập (7.000 giáo xứ, 50 giám mục) và có phần lớn giáo dân chính thống giáo (60-70% trong số 41 triệu dân). Nhất quán hơn so với Giáo hội công giáo theo nghi thức byzantin (4 triệu) và nghi thức la-tinh (1 triệu).
Chưa kể đến một số cộng đồng nhỏ: Giáo hội công giáo Ruthenian, Giáo hội Filarete, các cộng đồng Tin lành, v.v. Sử gia nhà báo J-A. Derens cho biết: “Nhưng chiến tranh có thể đẩy nhanh quá trình tái cấu hình triệt để: nhiều linh mục và tín hữu Ukraine thân Nga cảm thấy bị Mátxcơva phản bội, một số giáo phận đã xin chuyển qua Giáo hội tự lập. Có thể thấy trước, khi chiến tranh kết thúc, Trưởng giáo chủ Onufrio sẽ triệu tập một hội đồng thống nhất chính thống giáo, cắt đứt quan hệ với Mátxcơva.”
Tự lập để tách khỏi Mátxcơva?
Điều kiện trước chiến tranh của Giáo hội Onufrio thân Nga đặc trưng bởi “quyền tự trị rộng rãi” đối với Mátxcơva.
Thực tế Giáo hội chính thống Nga có ba mức độ tự trị: quyền tự trị hoàn toàn như trường hợp chính thống giáo Nhật bản, quyền tự trị rộng rãi như trong trường hợp Ukraine, và chế độ ít tự trị hơn như trường hợp Moldova hoặc Latvia.
Giáo hội Ukraine bầu giáo chủ và thượng hội đồng của họ, thành lập các giáo phận và tự quyết định các quy tắc hoạt động. Các giám mục của họ có nhiệm vụ tham gia vào Hội đồng Giám mục Mátxcơva.
Giáo hội Ukraine buộc phải bày tỏ thái độ của họ về hành động xâm lược quân sự của Nga trong hội đồng giám mục tiếp theo ở Mátxcơva (dự kiến vào tháng 11 năm ngoái và sau đó bị hoãn lại cho đến mùa thu năm 2022). Cả giáo chủ Onufrio và hàng chục giám mục đều bày tỏ thái độ rõ ràng về việc này.
Cho đến nay, Giáo hội Nga vẫn chưa tách giáo chủ Onufrio và những người theo ông. Giáo hội Nga đóng vai trò là người lên tiếng tố cáo các hành vi quấy nhiễu hành chính hoặc cảnh sát đối với các cộng đồng thân Nga ở Ukraine.
Mỗi ngày các thông tin của tòa thượng phụ Mátxcơva giáng lên các giáo hội bị bách hại, các đe dọa chống các giáo chủ, các vụ xâm phạm tài sản và con người: từ Konotop đến Ivano-Frankivsk, từ Yasinya và Lviv, từ Dubensky đến Buchansky, từ Ovruch đến Rukshin. Họ phóng đại các quyết định của thượng hội đồng, xem các quyết định của cơ quan hành chính địa phương liên quan đến tài sản giáo hội là bất hợp pháp.
Nhất là họ tố cáo hai đạo luật đã chuẩn bị tại Quốc hội để trừng phạt Giáo hội thân Nga; Việc thay đổi tên đòi hỏi phải đăng ký lại phức tạp cho người dân, cho sự việc và cho các cộng đồng trong sổ đăng ký quốc gia, nhưng trên hết là chuyển từ tuần phục Giáo hội Nga sang Giáo hội tự lập, vốn đã bị chỉ trích gay gắt.
Cô lập có thể đoán trước
Các vụ đánh bom, thảm sát, phá hủy và cướp bóc của quân đội Nga đã làm cho phong trào chống Nga bùng nổ trong cộng đồng: trong những lời cầu nguyện không còn đọc tên Kyrill, yêu cầu cắt đứt mọi quan hệ với Mátxcơva ngày càng lớn, các mối quan hệ uy tín bị phá vỡ. Trong ba năm gần đây, có hơn 700 giáo xứ đã chuyển từ giáo hội này qua giáo hội khác.
Về phía Mátxcơva, đã có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự tách rời khỏi Giáo hội của Onufrio. Sự im lặng hoàn toàn của tòa thượng phụ Mátxcơva trước lời kêu gọi đau thương của giáo chủ Onufrio xin tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ tán người dân ở Mariupol đã làm mọi người ngạc nhiên.
Và khi có sự dàn xếp của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ và của thượng phụ Kyrill để giải phóng những thường dân cuối cùng khỏi nhà máy Azovstal, Mátxcơva giao cho Trưởng giáo chủ Mitrofan của Gorlovski, bỏ qua giáo chủ Onufrio.
Theo ông Peter Anderson, sự lựa chọn này có thể báo trước mong muốn của Mátxcơva trong việc yêu cầu quyền tài phán trực tiếp với Crimea, Donetsk và Luhansk. Một tín hiệu cho sự quản lý trực tiếp hơn các vùng lãnh thổ trong bối cảnh ngày càng bị cô lập.
Giáo hội Nga liên minh với Giáo hội Serbia và Bulgaria còn các giáo hội khác thì bị bỏ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: