Khủng hoảng Ukraine: Lời kêu gọi của Đức Phanxicô từ một năm nay

133

Khủng hoảng Ukraine: Lời kêu gọi của Đức Phanxicô từ một năm nay

Trong nhiều tháng, Đức Phanxicô đã liên tiếp kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột giữa các lực lượng Nga và Ukraine. Một năm của các bài phát biểu và hành động của Đức Phanxicô trên hồ sơ Ukraine.

Đức Phanxicô trong bộ áo quân đội che ch một em bé qua tranh tường của nghệ sĩ Cristina Donati Meyer trên các bức tường của thành phố Milan, nước Ý

cath.ch, I.Media, 2022-02-27

Trong năm qua Đức Phanxicô đã rất nhiều lần lên tiếng kêu gọi hòa bình

Ngày 25 tháng 3 năm 2021, Đức Phanxicô tiếp Thủ tướng Ukraine Denys Smyhal, tại Vatican. Trong một lần trao đổi với hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, ngài lên tiếng: “Tình hình gay cấn ở miền đông đất nước cũng như hy vọng lệnh ngừng bắn sẽ nhường chỗ cho những hành động hộ hòa bình. giải quyết được cuộc xung đột”.

Ngày 18 tháng 4 năm 2021, Đức Phanxicô lo lắng theo dõi các  diễn biến xung đột ở Ukraine: “Trong nhiều tháng gần đây, ngày càng có nhiều hành động vi phạm lệnh ngừng bắn ở Ukraine”. Sau khi đọc Kinh Nữ vương Thiên đàng ở cửa sổ dinh tông tòa, ngài cầu nguyện xin hòa bình.

Ngày 29 tháng 6 năm 2021, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky điện thoại cho Đức Phanxicô nhân lễ các Thánh Phêrô và Phaolô. Hai nguyên thủ quốc gia thảo luận về cuộc xung đột bùng phát trong khu vực từ năm 2013. Tổng thống Zelenksky gặp Đức Phanxicô tháng 2, 2020 tại Vatican.

Ngày chúa nhật 12 tháng 12, trong Kinh Truyền Tin từ cửa sổ dinh tông tòa, Đức Phanxicô kêu gọi hòa bình cho Ukraine: “Vũ khí không phải là con đường”, ngài cầu nguyện cho Ukraine thân yêu, cho tất cả các Giáo hội, các cộng đồng tôn giáo và cho người dân Ukraine.

Ngày 10 tháng 1 năm 2022, trong bài phát biểu trước ngoại giao đoàn tại Vatican, Đức Phanxicô nhắc lại tình hình ở Ukraine: “Sự tin tưởng lẫn nhau và sự sẵn sàng để có đối thoại hòa bình phải kích động các bên liên quan để tìm giải pháp có thể chấp nhận và lâu dài cho Ukraine và Nam Caucasus”.

Ngày 23 tháng 1 – 2022, trong buổi Kinh Truyền Tin ngài long trọng kêu gọi hòa bình cho Ukraine và châu Âu. Không nêu tên nước Nga, ngài công bố ngày thứ tư 26 tháng 1 là “Ngày cầu nguyện cho hòa bình”.

Ngày 26 tháng 1, ngài “mời gọi cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine, và hãy cầu nguyện mỗi ngày.” Ngài mong muốn vùng đất này có thể “vượt lên tổn thương, sợ hãi và chia rẽ”.

Ngày 9 tháng 2, trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần, một lần nữa, Đức Phanxicô kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine. Ngài xin, “những căng thẳng và đe dọa chiến tranh có thể được khắc phục thông qua đối thoại nghiêm túc”, ngài đặc biệt khuyến khích có các “hội nghị thượng đỉnh như Hình thức Normandy”, một tập trung ngoại giao bốn bên được thành lập năm 2014, tập hợp Ukraine, Nga, Pháp và Đức.

Ngày 13 tháng 2, Đức Phanxicô cho biết “tin tức đến từ Ukraine rất đáng lo ngại”. Trong buổi Kinh Truyền Tin ngày chúa nhật, ngài xin Đức Mẹ cầu bàu cho lương tâm các nhà lãnh đạo chính trị để họ luôn có nỗ lực vì hòa bình”, ngài xin giáo dân có mặt ở Quảng trường Thánh Phêrô cầu nguyện trong thinh lặng với ngài.

Ngày 20 tháng 2, trong giờ Kinh Truyền Tin, ngài tuyên bố “đau buồn khi các dân tộc tự hào theo kitô giáo lại xem người khác là kẻ thù và nghĩ đến việc gây chiến.” Nhưng ngài không nêu rõ đó là căng thẳng giữa Ukraine và Nga.

Ngày 23 tháng 2, trong buổi tiếp kiến chung, ngài bày tỏ “nỗi đau to lớn” của ngài trước “tình hình ngày càng xấu đi ở Ukraine”. Ngài thông báo Ngày Ăn chay vì Hòa bình vào ngày 2 tháng 3, ngày thứ tư Lễ Tro, để đáp lại “sự phi lý ma quỷ của bạo lực”.

Ngày 24 tháng 2, trong một viedo, hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin tuyên bố: “Vẫn còn thời gian để đàm phán” khi quân đội Nga vừa tiến hành cuộc tấn công ở Ukraine. Nhắc lại lời Đức Phanxicô, hồng y Parolin nêu lên: “Đây là bối cảnh bi thảm mà mọi người đều sợ, nhưng không may nó đã trở thành hiện thực”.

Đức Phanxicô đến Đại sứ quán Nga một mình để nói:“ Không chiến tranh ”| © Pierre Pistoletti

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô đến Đại sứ quán Nga: “Ngài đến nhà Ca-in”

Ngày 25 tháng 2, không đầy 24 giờ sau khi Nga tấn công vào Ukraine, Đức Phanxicô đến Đại sứ quán Nga tại Tòa thánh để “bày tỏ mối quan tâm của mình với cuộc chiến”. Một cử chỉ vừa hiếm hoi, vừa mạnh mẽ.

Ngày 25 tháng 2, Đức Phanxicô đăng trên tài khoản Twitter một đoạn trích từ thông điệp Fratelli tutti của ngài: “Mỗi cuộc chiến đều làm cho thế giới xấu hơn tình trạng trước đó. Chiến tranh luôn là sự thất bại của chính trị và nhân loại, là sự đầu hàng đáng xấu hổ, là sự khuất phục trước các thế lực xấu xa.” Ngoài các ngôn ngữ thường lệ, câu Tweet này được viết bằng tiếng Nga và tiếng Ukraina, một sự việc hiếm hoi.

Ngày 25 tháng 2, ngài nói chuyện với tổng giám mục trưởng Sviatoslav Shevchuk, ngài cho biết, “ngài sẽ làm hết sức để ngăn chận cơn khủng hoảng.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Ukraine: Các nghệ nhân hòa bình đã thua?

Hồng y Marx xin Thượng phụ Matxcơva can thiệp với Tổng thống Putin để có hòa bình

Lời kêu gọi của 664 nhà nghiên cứu và nhà báo Nga: “Chúng tôi yêu cầu chấm dứt ngay mọi hành động chiến tranh chống lại Ukraina”