“Ngài nói thật”: Sự giản dị của giáo hoàng ở Hy Lạp làm vỡ tảng băng
Tại Hy Lạp, chuyến đi của Đức Phanxicô đã in vào tâm trí mọi người, vừa sự giản dị vừa các bài phát biểu mạnh của ngài về người di cư.
la-croix.com, Thomas Jacobi, A-ten, 2021-12-07
“Ngài nói thật”: Sự giản dị của giáo hoàng ở Hy Lạp làm phá vỡ tảng băng
Đức Phanxicô trong một trại tị nạn ở đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 5 tháng 12 năm 2021. GUGLIELMO MANGIAPANE / REUTERS
Bà Kaliopi Koutrouli, 85 tuổi nói: “Chúng tôi không thích các giáo hoàng và chúng tôi dè chừng Vatican. Nhưng với Đức Phanxicô, chúng tôi thích ngài. Ngài nói thật. Chúng tôi thấy điều này trong chuyến đi của ngài.” Trước Covid, bà Kaliopi không bỏ một thánh lễ, một kinh chiều nào, bà tóm tắt cảm nhận nổi bật của người dân Hy Lạp sau chuyến đi của giáo hoàng.
Như nhiều người Hy Lạp, bà theo dõi thánh lễ truyền hình trực tuyến và bà rất ngạc nhiên. Đó là lần đầu tiên bà dự một thánh lễ không phải thánh lễ của người chính thống giáo. Và như nhiều người, bà ngạc nhiên “vì thánh lễ không bằng tiếng la-tinh”, trong khi các thánh lễ của chính thống giáo luôn bằng một thứ “tiếng Hy Lạp phức tạp” mà ít giáo dân nào hiểu được. Bà cũng ngạc nhiên trước “các áo ren của các linh mục” dâng thánh lễ. Bà nói: “Với chúng tôi mọi thứ đều bằng vàng. Còn họ giống như các cô dâu nhẹ nhàng. Sự “giản dị” của bàn thờ, đối diện với giáo dân – trong khi người chính thống giáo chúng tôi làm lễ ở nơi thánh, cấm phụ nữ và có một cột mốc hoành tráng che giáo dân. .
Sau khi suy nghĩ, bà buông xuôi: “Sự giản dị của vị giáo hoàng này làm cho ngài gần với Chúa hơn là chúng tôi, chúng tôi bị chìm dưới vẻ lộng lẫy huy hoàng.” Các bà bạn của bà đến nhà bà xem chuyến đi của ngài trên truyền hình cũng đồng ý, dù bị trái lòng. Trong một phóng sự dài, nhà báo Avghi của báo Syriza, thuộc đảng cánh tả cầm quyền trước đây cũng đồng ý với quan điểm này, ông mô tả “tính đạm bạc” của giáo hoàng, “khác xa với thói quen của hàng giáo sĩ chúng tôi”. Một giáo hoàng đi chiếc xe “Fiat 500” nhỏ xíu đã in vào tâm trí chúng tôi. Ông Théophile Tsapos, người về hưu ở A-ten cho biết: “Các giáo sĩ chúng tôi ít nhất cũng đi xe Mercedes.”
Giáo hoàng của người tị nạn được ca ngợi về các bài phát biểu của ngài
Cùng với hành động ủng hộ người tị nạn, chính sự giản dị này đã làm cho người Hy Lạp xúc động nhất, nhất là khi ngài nói, người tị nạn đã làm “hết sức mình” trong cuộc khủng hoảng di cư, hiểu rằng “người dân trên các đảo đã quá mệt mỏi”.
Ở Lesbos, Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Vấn đề di cư không phải là vấn đề của Trung Đông, Bắc Phi, châu Âu và Hy Lạp. Đó là vấn đề của toàn cầu (…), đó là cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan đến tất cả chúng ta”. Trong bài phát biểu của ngài, ngài nói đến hai người bà ngồi trên ghế dài, cho một em bé tị nạn uống bình sữa để mẹ của em bé được nghỉ ngơi. Bức hình của họ đã lan khắp thế giới.
Những người khác thì phản đối chuyến thăm, lo ngại tác động của của chuyến đi trên vấn đề di cư. Ông Kostas Moutzouris, thị trưởng ở Bắc Égée nói: “Tôi ngạc nhiên khi ngài đến Lesbos, trong khi vấn đề di cư chúng tôi đã giải quyết xong, ông muốn nói đến việc xây dựng các trại mới. Như thế có nghĩa con đường di cư đến biển Égée sẽ mở trở lại? Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận!” Cũng thế với ông thị trưởng Lesbos.Ông tuyên bố giáo hoàng là người không được hội đồng thành phố hoan nghênh, ông không ra phi trường đón ngài và nhấn mạnh “tội phạm gia tăng (do người di cư), phá hủy ngành du lịch, kinh tế và đức tin chính thống ăn sâu trong lòng người dân Lesbos”. Còn ông Cleanthos, 60 tuổi, một công đoàn viên cho biết: “Cần có thêm chuyến đi của giáo hoàng để họ thay đổi. Nhưng nhìn chung, chuyến đi này là tích cực, ngay cả với Giáo hội chính thống.”
Sự xin tha thứ này “là chân thành”
Giới truyền thông đồng loạt công nhận “sự thành công của chuyến đi này”, họ ngạc nhiên khi thấy trước các quan chức châu Âu và Bộ trưởng Bộ Di trú đang xây hàng rào cản và trại cho người tị nạn, Đức Phanxicô đã không ngần ngại công kích chính trường châu Âu. Hoặc ngài xin người chính thống giáo “tha thứ.”
Bài đọc thêm: Tiếng kêu của Đức Phanxicô ở Lesbos: “Chúng ta đừng để nền văn minh chết chìm, hãy chấm dứt vụ đắm tàu này!”
Đó là điều khiến tâm trí mọi người thay đổi. Với bà Kaliopi Koutrouli, lời xin tha thứ này là “chân thành, tôi không bao giờ tin lời xin tha thứ của giáo hoàng khác”, bà muốn nói đến chuyến đi Hy Lạp của Đức Gioan-Phaolô II năm 2001.
Marta An Nguyễn dịch