Từ các bệnh có nguồn gốc tâm linh của bạn, bạn chẩn đoán

289

Từ các bệnh có nguồn gốc tâm linh của bạn, bạn chẩn đoán

Thứ năm: Từ các bệnh có nguồn gốc tâm linh của bạn, bạn chẩn đoán

Hoặc làm thế nào để tìm ra sự mất thăng bằng hoặc xu hướng của mình

Trích sách Hãy về sống lại với nội tâm, Jean-Guilhem Xerri, nxb. Cerf.

Giản dị, thật lòng mở ra với người khác, thiền định và cảnh giác nội tâm là các nguyên tắc cơ bản để tâm hồn có được thăng bằng. Nhưng dĩ nhiên không phải lúc nào tôi cũng thích ứng với cuộc sống, cũng hiện diện với chính mình và với người khác, v.v., và cuộc sống của tôi không phải là dòng sông dài êm ả.

Các Giáo phụ Sa mạc đích thực là bác sĩ tâm hồn, các ngài giúp chúng ta phân biệt các tình huống mà sự mất thăng bằng này có thể gây tổn hại.

Bạn sẽ thấy, các tư tưởng của các Giáo phụ không hề có nếp nhăn!

Một ẩn sĩ nói với một Giáo phụ: “Thưa cha, con không cảm thấy một cái gì trong trái tim đang chiến đấu của con, nó làm cho con đau đớn.” Ngài trả lời: “Con giống như căn nhà có bốn cái cửa. Mọi suy nghĩ đi vào và đi ra mà con không nhận ra. Nhưng nếu trái tim con chỉ có một cánh cửa và con luôn đóng chặt nó để ngăn không cho các ý xấu đi vào, con sẽ thấy chúng dừng lại bên ngoài và chống lại con”.

“Tôi có tất cả mọi thứ để hạnh phúc trong cuộc sống, một người chồng chu đáo, các đứa con tràn đầy sức sống nhưng tôi không thấy điều gì có ý nghĩa”, một phụ nữ nói với tôi trong buổi gặp đầu tiên. “Tôi không biết nó đến từ đâu nhưng tôi không thể ngồi yên: ngay khi tôi làm một cái gì đó, tôi lại muốn ở nơi khác”, đó là lý do làm cho người phụ nữ nghỉ hưu trẻ này đi tham vấn và nếu cả hai bị một bệnh tâm linh nào đó thì sao?

Phòng ngừa quan trọng cho “các bệnh văn minh hóa”

Ở thời đại này, các bệnh gồm bốn thể loại:

– Các rối loạn biểu hiệu thân thể có nguồn gốc thân thể (rối loạn soma);

– Các rối loạn biểu hiệu thân thể có nguồn gốc tâm lý (rối loạn tâm lý);

– Các rối loạn biểu hiện tâm hệ, có nguồn gốc tâm lý hay tâm thần (rối loạn tâm lý).

– Các rối loạn biểu hiệu tâm lý, có nguồn gốc thân thể (rối loạn thân thể-tâm hệ).

Đồng thời, các bệnh biểu hiện đa dạng phát triển, đôi khi không thể phân loại được. Tác động lâm sàng của chúng có thể tóm trong một chữ được phổ biến rộng rãi và mới xuất hiện gần đây: đau khổ tâm lý; hay nói cách khác là các bệnh nội tâm. Các bệnh được gọi là tâm hệ này là các bệnh của thế kỷ 21. Chúng biểu hiện dưới dạng rối loạn trầm cảm, lo lắng, tự tử, khó sống, mất ý nghĩa, mập phì, nghiện ngập, bạo lực, đau khổ ở sở làm và đối với một số người thì không thuộc một loại bệnh nào. Do quy mô của chúng, chúng là vấn đề sức khỏe cộng đồng. Hầu hết các nhà khoa học xem chúng là các bệnh của nền văn minh, có liên quan đến lối sống của chúng ta.

Theo các Giáo phụ sa mạc, một số rối loạn có nguồn gốc tâm linh

Các Giáo phụ đã quen thuộc với các bệnh lâm sàng này. Ngoài bốn loại bệnh kể trên, họ tin rằng một số rối loạn có thể có nguồn gốc thiêng liêng. Họ gọi chúng là chứng rối loạn thuộc tâm hệ.

Giáo phụ Maxime người Giải tội trả lời, “bệnh là động thái chống sự tự nhiên của tâm hệ”, một cách dùng không đúng các khả năng  tâm hệ: lý trí, mong muốn và sức mạnh. Các Giáo phụ đưa ra các yếu tố có trách nhiệm: cái mà họ gọi là suy nghĩ. Định nghĩa chính xác của Giáo phụ Évagre như sau: “Các biểu hiện của đối tượng nhạy cảm đi ngược hướng với bản chất của sức mạnh hay ham muốn”. Các Giáo phụ quan sát thấy hai hình thức xuất hiện của suy nghĩ: 1. hoặc chúng là kết quả của các kích thích trực tiếp đến cơ thể (thị giác, thính giác, xúc giác) liên quan đến việc tiếp xúc với các đồ vật hoặc con người; 2. hoặc chúng ở bên trong, có nghĩa là bên trong tâm hệ tạo ra do dấu vết, gần đây hoặc xưa cũ vì thế liên quan đến trí tưởng tượng, trí nhớ hoặc trí thông minh lý trí. Sau đó, chúng có dạng hình ảnh, kỷ niệm, càm ràm hoặc hợp lý hóa. Như thế các bạn hiểu vì sao công việc bảo vệ trái tim lại quan trọng như thế: đó là ngăn các suy nghĩ này xâm nhập vào nội tâm chúng ta.

Tóm lại, sự mất thăng bằng nội tâm xảy ra sau một loạt các mời mọc bên ngoài không làm cho tôi tốt, hoặc dưới tác động của phim ảnh bên trong chúng ta, và các bạn biết đó, chúng ta tất cả đều có khuynh hướng làm phim cho mình!

Đó là các suy nghĩ đôi khi chiếm trọn tâm trí chúng ta đến mức nó xâm chiếm chúng ta. Chẳng hạn chúng ta thấy rõ với những gì liên quan đến tình dục, tiền bạc hoặc quyền lực. Khi thì chúng nhốt chúng ta trong nỗi buồn, khi thì trong lo lắng hoặc thậm chí trong tức giận (điều này đôi khi làm cho chúng ta nói kiểu ‘biết thế’: ‘Tôi bị gì lúc đó mà trong đầu tôi lại tưởng tượng ra những chuyện này!’).

Trí tưởng tượng cũng có thể là một vectơ để “bốc lên” với thành công, danh dự, thắng lợi hoặc ngược lại với thất bại, với hỏng việc (“trong mọi trường hợp tôi là con số không”, “bạn sẽ thấy, tôi lại sẽ thất bại”). Nói tóm lại, trí tưởng tượng dẫn đến việc chúng ta tự dựng phim cho mình, và không phải lúc nào cũng đúng hoặc cũng có tác dụng trấn an.

Các suy nghĩ cũng khai thác trí nhớ chúng ta. Khả năng này bị công cụ hóa bằng cách gợi lại các kỷ niệm hoặc các thất vọng trong quá khứ. Các chủ đề cũng bị huy động như trong trường hợp của trí tưởng tượng. Khi đó các chuyện tiêu cực làm chúng ta buồn bã, nhớ nhung, tức giận và tham lam.

Ngoài các suy nghĩ được tạo từ hình ảnh hoặc kỷ niệm, còn có các suy nghĩ khác trí tuệ hơn, gồm các lý luận hay gợi ý mà mục đích  của chúng là đặt vấn đề về điều kiện sống của chúng ta. Đó là lời biện minh giúp tôi an tâm để làm một cái gì mà trong sâu thẳm tâm hồn, tôi biết là không tốt. Đó là khi tôi tự nhủ, cuối cùng rồi thì mọi thứ làm nên cuộc sống của tôi đều vô dụng, ích gì để cố gắng tôn trọng nó thêm một lần nữa? Điều này chứng minh với những chuyện tôi tự đặt ra, tôi phải thay đổi mọi thứ trong cuộc sống và tôi phải dấn thân với các quyết định thường quá mức. Nó là các chuyển động nội tâm của lý lẽ hóa, của càm ràm có thể dẫn đến chán nản, từ bỏ hoặc đôi khi dẫn đến một loại chủ nghĩa hành động cưỡng bức.

Các tư tưởng thực thi quyền lực bệnh hoạn của nó trong tâm hệ, nhưng chúng cũng tác động trong tâm trí, Giáo phụ Évagre giải thích rõ ràng vấn đề:

Tất cả các suy nghĩ này có làm giao động tâm hồn hay không, không phụ thuộc vào chúng ta. Nhưng liệu chúng có ở lại với nó hay không, chúng có gây bệnh hay không, điều đó phụ thuộc vào chúng ta.

Gần đây khoa tâm lý học nhận thức cho thấy chính việc né tránh các suy nghĩ và cảm xúc mà chúng khơi dậy là nguyên do chính của hầu hết các rối loạn tâm thần. Thật vậy, có các rối loạn (lo lắng, nghiện ngập, tâm trạng) khi sự chú ý của tôi bị cảm xúc thu hút (lo lắng trước, nghĩ mình thiếu, càm ràm, các biến cố tiêu cực) hoặc suy nghĩ kiểu (“tôi sẽ bị bệnh là cái chắc”, “nếu tôi ăn thì sẽ khỏe hơn.., “tôi chẳng được tích sự gì”). Và công việc trị liệu là làm tan các suy nghĩ này để không chúng ta không ở trong chế độ tự động hay phản ứng.

Nói cách khác, cảm xúc và suy nghĩ thì luôn có, câu hỏi là: tôi phải làm gì với chúng? Giáo phụ Jean Damascene nói theo thuật ngữ cuộc chiến nội tâm:

Tất cả các suy nghĩ này có làm giao động tâm hồn hay không, không phụ thuộc vào chúng ta. Nhưng liệu chúng có ở lại hay không, chúng có gây bệnh hay không, điều đó phụ thuộc vào chúng ta. Một điều là gợi ý và điều kia là đồng ý. Một điều là đấu tranh và điều kia là bệnh tật và sự đồng ý dẫn đến hành động.

Đối diện với một tư tưởng, con người có nhiều khả năng: đồng ý hoặc không, nuôi dưỡng nó hoặc cự với nó… Vì thế chỗ đứng của tư tưởng có hai chuyện: một, cuộc chiến chống lại chúng là cần thiết, rốt cùng là cuộc chiến nội tâm và phi vật chất. Nó huy động sự tự do sâu sắc. Giáo phụ Évagre cảnh báo: “Khó hơn cuộc chiến vật chất là cuộc chiến phi vật chất”. Về cơ bản, cảm xúc và suy nghĩ ở trong đời sống nội tâm là các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn, ít vận động và hút thuốc trong các bệnh tim mạch. Cuối cùng khái niệm này lại là tốt: chúng ta có các nguồn lực sâu xa để giảm hoạt động của con người tâm hệ, để đi theo con đường Con người tâm linh, để đến việc tái sinh lại lần thứ nhì của chúng ta.

Sự quan sát tinh tế của các Nhà trị liệu sa mạc về các bệnh tâm hệ đã giúp nhận diện nhiều loại bệnh, theo đó nó chạm đến khả năng này, khả năng kia của tâm hệ: các ham muốn, sức mạnh hay trí thông minh. Truyền thống đã gom lại trong danh sách sau mà chúng tôi để trong ngoặc các rối loạn tương tự với thời hiện đại của chúng ta:

– Tham lam của cải (chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tiêu thụ và các chứng nghiện của chúng)

– Mối quan hệ bệnh lý với tình dục (đặc biệt nghiện sản phẩm khiêu dâm)

– Mối quan hệ bệnh lý với tiền (tài chính hóa của thế giới và ám ảnh tiền bạc)

– Buồn bã (rối loạn lo âu-trầm cảm)

– Hung hăng (bạo lực và các hành vi vô lễ)

– Biếng nhác (cảm giác khó ở sâu đậm)

– Mối quan hệ bệnh hoạn với danh dự (tham vọng đặt sai chỗ và thói tự mê do mạng xã hội tâng bốc)

– Kiêu ngạo (đi tìm quyền lực tuyệt đối).

Bệnh tâm hệ báo hiệu phá vỡ sự mất thăng bằng tâm/thân/trí. Như thế tôi có thể tự hỏi về một căn bệnh có thể có nguồn gốc tâm linh khi:

– tôi làm những chuyện điên cuồng/phi lý dù tôi không “điên” (chẳng hạn tôi kiểm tin nhắn 200 lần mỗi giờ hoặc làm việc cho đến khi kiệt sức);

– tôi không cảm thấy thích ứng với nội tâm, không đồng ý với các giá trị của tôi/với lương tâm của tôi;

– tôi không bao giờ hiện diện với chính mình, hay với những gì tôi làm (chẳng hạn ở trong bàn ăn với gia đình mà đầu óc khi nào cũng ở nơi khác).

Trên thực tế, cách đến gần với căn bệnh tâm linh này thấy rõ khi chúng ta ở chế độ “lái tự động”, chúng ta ở bên ngoài chính mình và đi bên cạnh hiện tại, những ngày cuối tuần, những giờ không làm việc chúng ta chỉ nghĩ đến ngày hôm sau, đến hồ sơ chưa làm, không buồn để ý đến sự hiện diện của người thân yêu, đến thời gian nghỉ ngơi; đi họp, ngồi đó nhưng không nghe người khác nói, ngồi cùng bàn ăn với gia đình, với bạn bè nhưng trên thực tế, chúng ta có mặt nhưng đầu óc để nơi khác; các giây phút hạnh phúc, có mặt ở phong cảnh tuyệt đẹp mà ưu tiên của chúng ta là ngay lập tức chụp ảnh selfie hay chụp ảnh thường, không thưởng thức cảm xúc của giây phút này. Cứ nhân lên số lần “đi bên cạnh” hiện tại, chúng ta không có nguy cơ “đi bên cạnh” đời mình sao?

Những gì tôi giữ lại từ kinh nghiệm của các nhà trị liệu trong sa mạc

Có các mất mát thăng bằng nội tâm liên quan đến cách tôi đối phó với mọi thứ xuất hiện trong đầu: suy nghĩ, càm ràm, cảm xúc, đoán trước, hợp lý hóa. Cứ đi theo chúng quá, tôi có nguy cơ ít hiện diện trong cuộc sống và phát triển thái độ tiêu cực cho chính mình và những người xung quanh.

Đề nghị

Trong danh mục dựng “phim trong nhà”, đứng đầu là càm ràm trong đầu. Nhận diện chúng đã là bước đầu tiên. Để biết xem chúng có đang làm việc hay không, bạn tự hỏi chúng đã xoay trong đầu bạn từ khi nào, đó là bạn đã tiến một bước trên vấn đề của bạn; hoặc khi bạn tìm được một vài giải pháp; hoặc bạn cảm thấy khỏe hơn khi nghĩ về nó. Không, không và không?, bạn đang càm ràm. Bạn tách khỏi chúng bằng cách vận động cơ thể: từ gập đầu gối năng động đến yên tĩnh chú ý đến các cảm giác đến với bạn, mọi thứ sẽ tốt: chuyển động cơ thể xua đuổi các càm ràm của tâm trí!

Bài tập cá nhân

Khi chúng ta sẵn sàng, chúng ta xem thực tế này cùng với các bệnh có nguồn gốc thân thể, tâm lý, thân tâm lý, thân tâm hệ, có các căn bệnh liên quan đến đời sống tinh thần chúng ta.

Làm thế nào để điều này vang lên trong bạn? Các “lời cảnh báo tôi làm các điều điên rồ khi tôi không điên” hoặc “càng ngày tôi càng ít hiện diện nơi tôi đang ở” hoặc “tôi không thấy phù với các giá trị của tôi” có nói gì với tôi không? Điều này hoàn toàn xa lạ với chúng ta hay chúng ta cảm thấy có cái gì đó liên quan đến những gì chúng ta sống? Đâu là các tình huống, các quan hệ, dự án mà chúng ta cảm thấy không phù hợp hay không hiện diện“đến cùng” trong lòng?

Trong số các rối loạn tâm hệ chính:

– Các tham lam (kể cả các chứng nghiện) thức ăn, tiền bạc, tiêu thụ, tình dục, công việc,

– Buồn bã,

– Cảm giác không có ý nghĩa, khó chịu, bất ổn,

– Bức rức, thậm chí hung hăng,

– quyền lực

– tìm kiếm chú ý hoặc danh dự quá độ.

Đâu là điều bạn cảm thấy lo ngại, có nguy cơ hoặc thậm chí tác động trên bạn?

Câu châm ngôn để suy niệm

Một Giáo phụ nói: “Hãy giống như người đi chợ, khi đi qua quán ăn, hít ngửi mùi nấu nướng. Nếu anh muốn, anh vào ăn; nếu không, anh chỉ ngửi mùi thơm khi anh đi qua và rời đi. Bạn cũng vậy: bạn tránh xa mùi thối và tỉnh thức. Vì chúng ta không phải nhổ tận gốc tư tưởng mà phải cự lại chúng”.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Làm thế nào để tạo ra một môi trường thăng bằng 

Đoàn kết và bình an

Thiền, bạn sẽ thực hành

Cảnh giác nội tâm, bạn sẽ phát triển