Về việc xét lương tâm của tổng thống

204

Về việc xét lương tâm của tổng thống

Vì sao các giám mục Hoa Kỳ nên bỏ kế hoạch loại trừ các chính trị gia “ủng hộ-lựa chọn” ra khỏi Bí tích Thánh Thể

international.la-croix, John O’Loughlin Kennedy, Ai-len, 2021-06-14

Chắc chắn hồng y Luis Ladaria sẽ xem đến chương trình nghị sự của cuộc họp sắp tới của Hội đồng Giám mục công giáo Hoa Kỳ (USCCB), cuộc họp sẽ thảo luận về việc soạn thảo một tài liệu về việc liệu các chính trị gia ủng hộ việc phá thai có được hợp lệ khi rước lễ hay không.

Đáng tiếc, tổng giám mục José Gómez, giáo phận Los Angeles, chủ tịch Hội đồng Giám mục Mỹ không thể nói như vậy.

Hồng y đúng vì ít nhất hai lý do. Tổng giám mục đã sai lầm trong khoảng một tá lý do.

Là bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, hồng y  Ladaria có nhiệm vụ cảnh báo các giám mục nếu họ dự tính một hành động có thể làm nguy hại hoặc mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo hội và có thể tạo ra nghi ngờ về sự thống nhất phẩm trật của Giáo hội.

Là thành viên bình thường của cộng đồng tín hữu, ngài có quyền phản đối một hành động ngu xuẩn có thể làm mất uy tín của Giáo hội trong số hàng triệu người.

Tổng giám mục Gomez đang đề nghị các giám mục Hoa Kỳ xem xét việc có nên từ chối không cho tổng thống Biden rước lễ vì ông là thành viên của Đảng Dân chủ “phò-lựa chọn” trong việc phá thai.

Trệch bước

Vì sao đề xuất này bị coi là thiếu cân nhắc và lạc lõng với Giáo hội công giáo?

Kinh thánh viết: “Anh chị em đừng xét đoán!”

Điều duy nhất ngăn cản một người công giáo đã rửa tội rước lễ, đó là ý thức về tình trạng tội trọng (1 Cor 11: 27-29).

Từ đó, đề nghị của tổng giám mục là yêu cầu các giám mục họp lại để xét lương tâm của Joe Biden. Điều này không thuộc khả năng chuyên môn của họ, và họ không nên cố làm, đặc biệt là ở ngoài công chúng.

Ngoài ông Joe, chỉ có Chúa mới có thể xét lương tâm của ông. Các giám mục có thể giảng luật, nhưng họ không thể quyết định xem một người có phạm tội trong một trường hợp cụ thể hay không.

Giả sử ông tạo tai tiếng khi đi rước lễ, thì đó là tạo tai tiếng tại nơi không cần tai tiếng.

Trong Hiến chế về Mục vụ trong Thế giới ngày nay, Gaudium et Spes (số 16), Giáo hội dạy “lương tâm là cốt lõi và nơi tôn nghiêm bí mật nhất của con người. Ở đó chỉ có một mình mình với Chúa, mà tiếng nói vang vọng trong sâu thẳm lòng mình. Lương tâm tiết lộ luật đó một cách tuyệt vời, được hoàn tựu bởi tình yêu của Chúa và tình yêu của người anh em”.

Ở “một mình với với Chúa”, chắc chắn  loại những người không mời mà đến, kể cả các giám mục.

Trong Hiến chế về Mục vụ trong Thế giới ngày nay, Dignitatis Humanae (số 3), Giáo hội dạy: “Theo đó, con người không buộc phải hành động theo cách trái với lương tâm của mình. Mặt khác, người đó không bị hạn chế hành động theo lương tâm của mình”. Sách Giáo lý của Giáo hội công giáo (số 1800) nói: “Con người luôn phải tuân theo những phán xét nào đó của lương tâm mình”. Thánh John Henry Newman, vị thánh vừa được phong thánh gần đây của chúng ta đã tóm tắt: “Lương tâm là quy luật của trí óc; nhưng (kitô hữu) sẽ không cho rằng nó không là gì nữa; theo tôi, đó không phải là mệnh lệnh, cũng không truyền đạt khái niệm về trách nhiệm, nghĩa vụ, một mối đe dọa và một lời hứa … (Lương tâm) là đại diện  của Ngài, người, cả về bản chất và ân sủng, nói với chúng ta đằng sau bức màn che, dạy chúng ta và cai trị chúng ta qua những đại diện của Ngài. Lương tâm là vị đại diện tại chỗ của Chúa Kitô.” Nhiệm vụ của một chính trị gia là lập pháp cho lợi ích chung và chính trị là nghệ thuật của những điều có thể.

Khi giúp hình thành pháp luật, họ cố gắng dự đoán các tác động của nó, và không ngừng ước tính và cân bằng cho vô số chuyện không thể đo lường được. Họ hiếm khi xa xỉ trong việc lựa chọn những gì họ cho là tốt nhất. Thông thường, đó là điều ít bị phản đối nhất trong nhiều số thỏa hiệp.

Người ngoài cuộc hiếm khi có được các thông tin cơ bản và lời khuyên của các chuyên gia mà những nhà lập pháp có được. Theo ý thức hệ, lối thoát đơn thuần của các chính trị gia với các giải pháp giản dị thái quá có thể thắng trong cuộc bầu cử nhưng không đáng kể để theo đuổi lợi ích chung.

Dù các nhà chức trách Giáo hội có quyền như bất kỳ một ai khác có thể đưa ra ý kiến của họ về các vấn đề chính trị, việc đánh giá lợi ích chung của họ cũng có thể được truyền cảm hứng từ các tiêu chuẩn hạn hẹp.

Khi họ quân sự hóa các bí tích để thực thi các ưu tiên chính trị của họ, họ đang lạm dụng tôn giáo và tự do tôn giáo. Nếu các giám mục cố gắng ép buộc lương tâm, họ tấn công chính nền tảng của đạo đức.

Trớ trêu thay, tuần sau, Hội đồng Giám mục Mỹ gọi kỳ họp mùa hè của họ là “Tuần lễ Tự do Tôn giáo”, trong đó giáo dân được mời gọi để cầu nguyện, suy tư và hành động về các vấn đề tự do tôn giáo trên toàn thế giới.

Ép buộc Tổng thống Biden bằng các biện pháp trừng phạt tôn giáo, sẽ là một chiến thắng trống rỗng – một cử chỉ có thể mang điểm brownie cho phe bị ám ảnh bởi việc phá thai trong Giáo triều la mã, nhưng nó sẽ chẳng mang lại gì tích cực.

Về mặt tiêu cực, nó sẽ làm cho những người công giáo xa lánh, những người không nghĩ, rằng những người không- công giáo nên buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn công giáo, và nó sẽ còn làm giảm địa vị của Giáo hội trong xã hội hơn nữa. Tuần lễ Tự do Tôn giáo của các giám mục sẽ bị xem là đáng ngờ, nếu không muốn nói là cực kỳ đạo đức giả.

Tổng thống Biden lãnh đạo một đảng chính trị trong tinh thần dân chủ, cả về danh nghĩa cũng như trong cách hoạt động.

Ông không phải là nhà độc tài, dựa trên luật hay trên thực tế. Ông không kiểm soát các nhà lập pháp cá nhân. Ông cần sự ủng hộ của đảng trong những gì ông cố gắng, và đảng cần sự ủng hộ của cử tri. Ông không kiểm soát kiểu quân chủ trên  các chính sách mà các giám mục lên án.

Nhãn mang tính cách chính trị “phò-lựa chọn” (pro-choice) làm hiểu lầm.

Chữ lựa chọn nghiêng về sở thích hoặc lựa chọn một cái gì đó mong muốn. Thông thường, phá thai không phải là một điều gì đó mà người phụ nữ lựa chọn. Họ thường bị thúc đẩy đến tình trạng này – trong tuyệt vọng, sợ hãi, hoảng loạn, nghèo đói, gặp các vấn đề sức khỏe thể chất hoặc tinh thần, bị áp lực xã hội hoặc kinh tế.

Vấn đề đối với các chính trị gia không phải là biết người đó có chấp thuận phá thai hay không. Vấn đề là có nên lập pháp để đưa những người phụ nữ bất hạnh này vào song sắt hay không. Nếu họ đã có con, chúng ta có trừng phạt những người này bằng cách tước bỏ quyền làm mẹ của họ và phá vỡ gia đình không?

Chúng ta có thể ghét tội lỗi. Nhưng có phải Chúa Giêsu và Đức Phanxicô kêu gọi chúng ta luôn lân tuất và có lòng thương xót đó không? Yêu thương và chăm sóc kẻ có tội đó không? Trừng phạt họ là không đi theo Chúa Kitô.

Tiêu đề “chống-giam giữ” có thể đúng hơn về mặt chính trị. Nó sẽ tránh được suy luận về việc chấp thuận hoặc tiếp tay cho tội.

Nếu các giám mục phân loại việc Đảng Dân chủ miễn cưỡng tống giam những người phạm tội như một trường hợp hỗ trợ và tiếp tay cho cái ác, họ sẽ nhầm lẫn giữa hai điều rõ ràng khác nhau.

Các nhà lập pháp phải tránh làm sai luật và vì thế phải xem xét những gì nền văn hóa sẽ dung thứ. Luật pháp không có hiệu lực khi một tỷ lệ khá lớn dân chúng khước bỏ chúng.

Các giám mục Hoa Kỳ nên nhớ, cấm đoán không ngăn được các tệ nạn liên quan đến rượu và cờ bạc. Nó chỉ đẩy họ hoạt động ngầm trong mười lăm năm và thúc đẩy sự phát triển và ảnh hưởng của tội phạm có tổ chức, thứ mà cơ quan thực thi pháp luật vẫn đang chiến đấu.

Người công giáo tin rằng sống gương mẫu, rao giảng, cầu nguyện, thực hành các bí tích, tha thứ và ơn Chúa là các phương tiện làm cho con người trở nên đạo đức hơn và yêu thương hơn. Không phải bỏ tù.

Chắc chắn, danh sách trên không đầy đủ. Dù có một số chồng chéo giữa các yếu tố, nhưng không có mâu thuẫn. Tất cả đều hướng về một hướng.

Để trung thành với giáo huấn của Giáo hội, các giám mục Hoa Kỳ không nên thảo luận nhiều về đề xuất của tổng giám mục Gómez, nhưng nên bắt đầu cuộc họp của họ bằng cách thông qua một chương trình nghị sự sửa đổi bỏ qua nó.

John O’Loughlin Kennedy là nhà kinh tế học đã nghỉ hưu và là nhà kinh doanh xã hội. Cùng với vợ là bà Kay, ông thành lập tổ chức Concern ở Ireland năm 1968 và hướng dẫn tổ chức trong mười năm đầu tiên. Ngoài việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng nhân đạo, Concern hiện đang tuyển dụng 3.500 người vào các dự án phát triển nông nghiệp, giáo dục và y tế tại 23 quốc gia nghèo nhất thế giới, giúp đỡ 37 triệu người năm 2020. Quyển sách gần đây của ông Giáo triều là giáo hoàng (The Curia is the Pope) được nhà xuất bản Mount Salus Press phát hành.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Giáo hội muốn nói gì khi nói một chính trị gia công giáo ủng hộ lựa chọn là tạo tai tiếng