Với chiếc áo chùng, tôi là người quảng cáo cho Chúa

105

“Với chiếc áo chùng, tôi là người quảng cáo cho Chúa”

famillechretienne.fr, Élisabeth Caillemer, 2021-04-19

Được cho phép tùy chọn vào đầu những năm 1960, bị các linh mục không còn chuộng, họ chỉ thích mặc thường phục, nhưng các linh mục trẻ ngày càng thích áo chùng. Họ giải thích vì sao.

Để rao giảng Phúc âm

Không còn đặc thù truyền thống, cũng không còn dành riêng cho Cộng đoàn Thánh Máctinô. Các linh mục trẻ ngày càng thích mặc áo chùng. Sau những năm treo trong góc tủ, chiếc áo chùng đã trở lại. Linh mục Laurent Gastineau vừa chịu chức cách đây bốn năm ở giáo phận Séez cho biết: “Tại các buổi thường huấn, năm 2014 chỉ có hai người mặc. Bây giờ có mười người mặc, nghĩa là một nửa người tham dự.”

Một hiện tượng được công ty Arte Houssard chuyên may áo chùng xác nhận, từ năm 1999 đến năm 2016, doanh số bán hàng của họ tăng 145%. Bà Stéphanie, quản lý một cửa hàng ở Paris cho biết: “Chúng tôi luôn có khách hàng, chủ yếu là những người theo truyền thống, bây giờ chúng tôi có thêm thế hệ linh mục mới.”

Khi được hỏi vì sao các linh mục chọn chiếc áo chùng, họ thường cho biết trước hết họ vâng theo chuẩn mực của Giáo hội. Linh mục Stanislas Briard, cha sở giáo xứ Đức Bà Coutances (Manche) giải thích: “Chỉ dẫn về sứ vụ và đời sống linh mục (Artège, 2013) yêu cầu chúng tôi mặc y phục giáo sĩ. Nếu Chỉ dẫn không đưa ra áo chùng là chiếc áo chúng tôi nên có thói quen mặc, nhưng Chỉ dẫn ghi áo chùng lên hàng đầu, vì thế nó có tính ưu tiên”, từ khi được chịu chức, linh mục Stanislas Briard luôn mặc áo chùng.

Chiếc áo chùng có nghĩa là “người đang phục vụ”

Hàng đầu chứ không phải độc quyền … Vậy vì sao lại không phải là áo của giáo sĩ? Linh mục Louis-Hervé Guiny thuộc Cộng đoàn Thánh Máctinô nhận xét: “Áo chùng vẫn là thói quen truyền thống của các giáo sĩ trong Giáo hội ngày nay. Ai sẽ nhận ra giáo hoàng nếu ngài không có chiếc áo trắng của mình? Ngay cả những người đã rời Giáo hội, chiếc áo chùng vẫn là biểu tượng trong tâm trí mọi người, tiếp tục nhận ra người mặc là “linh mục.” Một nhận diện rõ như vậy sẽ ít hơn so với mục sư. Nhưng ai đã từng mặc xen kẽ áo chùng sẽ thấy rõ điều này. Linh mục Marc-Olivier de Vaugiraud, 38 tuổi, cựu phó xứ ở vùng Yvelines nhận xét: “Giáo sĩ là chỉ nói về người công giáo. Nhưng chiếc áo chùng thì thấy rõ hơn. Nếu tôi mang hai băng chéo thì càng thấy rõ áo chùng hơn. Tôi sẽ bị chất vấn gấp đôi nếu tôi mặc áo chùng!” Cha Gastineau cũng ghi nhận như vậy, “nếu mặc áo chùng thì không nên đi một mình trên xe lửa” và nhớ rằng, khi đi ở thành phố Paris, bạn sẽ bị mệt mỏi vô cùng vì đủ thứ yêu cầu này, yêu cầu khác, cha nói đùa : “Tôi hiểu một số linh mục không mặc áo chùng cho… khỏe!”

Một số người gặp ngoài đường không ngần ngại xin ban phép lành, xin cầu nguyện, hỏi làm sao để được rửa tội, được rước lễ lần đầu. Nhiều linh mục cũng cho biết, mặc áo chùng là sẵn sàng làm mục vụ! Cha Lamballe, Argenteuil cho biết, nhiều người xin được xưng tội ngoài đường hoặc trên tàu điện ngầm: “Khi tôi phải di chuyển từ nơi này sanh nơi khác, tôi chuẩn bị mình sẽ được hỏi han. Với nhiều người, chiếc áo chùng có nghĩa là tôi đang phục vụ theo yêu cầu của giáo dân.”

Chiếc áo chùng, một công cụ truyền giáo

Với các linh mục thích mặc áo chùng, thì chiếc áo chùng là công cụ tuyệt vời để truyền giáo. Linh mục Guiny nói: “Trong một xã hội ngày càng thế tục, chiếc áo chùng là dấu hiệu có một thực tế khác. Nó khuyến khích mọi người đặt câu hỏi và tiếp xúc.”

Cha Vaugiraud có nhiều kinh nghiệm truyền giáo về chiếc áo chùng đen của mình. Một ngày nọ, cha vào quán bar mà trước đó vài phút cha đã ghé, ông chủ nói với cha, chiếc áo chùng của cha đã làm cho khách hàng thảo luận sôi nổi, cha nói: “Chúa nhân lành đã đi vào câu chuyện của họ. Chúng tôi đã nói rất nhiều về lòng bác ái, về tình yêu của Chúa Kitô. Mảnh vải mà các tu sĩ Dòng Phanxicô ở Bronx gọi là “bài giảng im lặng” giúp cho tôi đem Chúa Giêsu vào tâm hồn của một người. Tôi là người quảng cáo cho Chúa!”

Cha xứ Raphael Dubrule, nhà truyền giáo của Lòng Thương Xót Chúa ở trung tâm Toulon xác nhận: “Áo chùng là phương cách hiệu quả để đến các vùng ngoại vi, nhất là với người hồi giáo, họ tôn trọng những người thể hiện đức tin của mình.” Vì trong số hoạt động tông đồ của họ có việc truyền giáo cho người hồi giáo, các thành viên của hội linh mục này mặc áo chùng trắng, hình ảnh quen thuộc của các Linh mục Dòng Trắng. Trong khu phố có 75% người hồi giáo, sự hiện diện của các linh mục có tác động đáng kể trên người dân. Linh mục Dubrule nói thêm: “Những nhà lãnh đạo hồi giáo thì không đến gần quá. Họ cho rằng đó là lãnh vực của kitô giáo, đã có “những người áo trắng” lo. Và người Pháp của văn hóa kitô giáo, dù đã xa Giáo hội, nhưng họ thích những ai mặc phẩm phục tôn giáo là người công giáo. Đối với họ, đây là một dấu hiệu hy vọng nhỏ.”

Chiếc áo chùng đòi hỏi phải giữ gìn ý tứ

Nếu chiếc áo chùng nói lên một dấu hiệu nào đó với người ngoài đường thì nó cũng nói lên một cái gì đó với người mặc, nhắc cho họ nhớ họ là người đã được thánh hiến cho Chúa. Cha Lamballe nhấn mạnh, khi linh mục hôn chiếc áo chùng buổi sáng trước khi mặc, điều này giúp cho họ nhớ, “họ là ai, họ sống cho ai, họ phục vụ cho ai.” Cha nói tiếp: “Trên khía cạnh thiêng liêng, bộ áo Đức Mẹ đặt chúng ta dưới sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ, chiếc áo chùng đặt linh mục dưới chiếc áo của Đấng mà họ thuộc về trước tiên”. Nó cũng đòi hỏi một sự giữ gìn ý tứ nào đó. Cha Gastineau giải thích: “Tôi biết tôi đang bị nhìn, và điều này tác động đến hành vi của tôi, nâng đỡ tôi trong việc giữ gìn đức hạnh.” Nếu thói quen không làm nên thầy tu thì nó cũng có thể đóng góp vào…

Nhưng việc mặc lại áo chùng chưa được mọi người nhất trí. Một số người thấy đó là phô trương và lỗi thời, khi đây không phải là ý thức hệ mở rộng, tạm cho là “theo chủ nghĩa  chính thống cực đoan.” Cha Vaugiraud thừa nhận, được ăn cả ngã về không, nhưng tôi thích chấp nhận rủi ro này hơn là biến mất khỏi lãnh vực xã hội, đặc biệt là do căng thẳng chủ yếu của hàng giáo sĩ, nhất là các bề trên và cả ở một số người công giáo, họ cho rằng đây là trả thù Công đồng, nhưng những người đã xa Giáo hội thì không bao giờ công kích.”

Cuộc tranh luận này sẽ mang tính thế hệ không? Chắc chắn, nhưng nhất là nó mang tính triết học, thậm chí là một chiến lược. Cha Gastineau nhớ lại khi còn ở chủng viện, việc các linh mục tương lai mặc phẩm phục Giáo hội là “chuyện không thể tưởng tượng” (họ buộc phải mặc thường phục) nhưng tất cả đều giấu một chiếc áo chùng trong tủ áo. Cha thú nhận: “Sau khi tìm chỗ kín đáo thay, chúng tôi mặc khi đi ra ngoài. Dù đây không phải là lý do chính, tôi nghĩ có lẽ chúng tôi đã mặc chiếc áo chùng như một phản ứng với thế hệ linh mục mà chúng tôi không thể thấy bản sắc của mình.”

Cha Vaugiraud phân tích: “Việc chọn chiếc áo chùng tương ứng với một khía cạnh nhìn nào đó về thế giới và về Giáo hội.” Đã có một thời có người nghĩ chiếc áo chùng là một trở ngại cho việc tông đồ của họ. Ngày nay, nhiều linh mục trẻ xem đó là đồng minh tốt nhất của họ trong một xã hội không còn kitô giáo. Ít bị thuyết phục bởi kinh nghiệm của men trong bột, họ chọn làm “ánh sáng của thế giới.” Cha Vaurigaud kết luận: “Nhưng hãy cẩn thận, mặc áo chùng không có nghĩa là mình thánh thiện hơn. Và trước khi biết mình có nên mặc hay không, thì điều quan trọng là phải biết mình là người như thế nào để mặc nó.”

Một chiếc áo giàu biểu tượng, dài, rộng, màu đen, có ba mươi ba nút áo, có cổ áo màu trắng, có dây buộc, chiếc áo chùng là phẩm phục của tu sĩ dành cho ai mặc nó như một loại rào chắn. Đó là dấu hiệu của ăn năn, quên mình, từ bỏ thế giới, người ta cũng nói, đó là “chết với thế giới” qua màu đen của chiếc áo. Đức Bênêđictô XVI nói với chúng ta, chiếc áo chùng tượng trưng cho đức khó nghèo, đức vâng lời trong cổ áo và đức khiết tịnh ở giây thắt lưng, ba lời khuyên theo tinh thần phúc âm của một đời sống dấn thân triệt để theo Chúa Kitô. Chiếc áo màu tím dành cho giám mục, màu đỏ cho các hồng y, những người bảo vệ Giáo hội cho đến khi tử đạo nếu cần, màu trắng cho giáo hoàng và các nhà truyền giáo (vì lý do khí hậu).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch