Hồng y Sako, người đưa Đức Phanxicô đến Irak
Thượng phụ Giáo hội Can-đê ở Irak, 72 tuổi, hồng y Sako là một trong các nhân vật chính tổ chức chuyến đi của Đức Phanxicô đến đất nước Irak. Hồng y đã dùng hết tất cả uy tín của mình để thuyết phục Đức Phanxicô và tham dự tích cực trong việc chuẩn bị. Ngài không ngại tạo ra một số căng thẳng.
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville (Rôma) và Mélinée Le Priol (ở Iraq), 2021-03-04
Hồng y Sako trong một cuộc họp báo ngày 3 tháng 3, hai ngày trước khi Đức Phanxicô đến Iraq. Ahmed Jalil / EPA
Người ta thì thầm, không có hồng y, chuyến đi sẽ không bao giờ có. Hồng y Louis Raphael I Sako, Thượng phụ Giáo hội công giáo Can-đê ở Iraq từ năm 2013, ngài 72 tuổi, là một trong các nhân vật chính của chuyến thăm Iraq từ ngày 5 đến 8 tháng 3. Trên thực tế, hồng y là người đầu tiên nói chuyện với Đức Phanxicô về chuyện này, đặc biệt hồng y giải thích cho ngài rõ một trong những chương trình đầu tiên vào tháng 2 năm 2018.
Vào thời điểm đó, ngài chưa là hồng y, bốn tháng sau ngài là hồng y, ngài đề nghị Đức Phanxicô đến Irak, chủ sự một lễ đại kết ở Ur, nói với chính quyền tôn giáo và chính trị ở Baghdad và dâng một thánh lễ ở Erbil.
Một trong những tiếng nói mạnh mẽ ở Iraq
Ba năm sau, trên thực tế, đề xuất này được dùng để lên chương trình chuyến tông du, lâu hơn so với dự kiến ban đầu. Là con của một gia đình có bảy người con, vào tiểu chủng viện năm 14 tuổi và thụ phong linh mục sau khi theo học tại Giáo hoàng Học viện về Nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo (Pisai), ở Rôma, hồng y Louis Sako là một trong những tiếng nói mạnh mẽ ở Iraq, vượt lên thiểu số kitô giáo nhỏ bé.
Từ nhiều tháng nay, việc tổ chức chuyến đi của Đức Phanxicô bắt đầu tiến hành. Một nguồn tin ở Irak cho biết: “Ngài đã tạo rất nhiều áp lực để có cho được chuyến đi này. Sau khi thuyết phục Đức Phanxicô có thể đến Irak dù tình trạng an ninh và sức khỏe không ổn, hồng y đã làm việc cật lực để lên chương trình, tự xác nhận mình là một trong các đối tác chính của Tòa sứ thần và Bộ Ngoại giao Iraq để phụ trách tổ chức cho chuyến đi này.
“Bằng mọi giá ngài muốn duy trì”
Họp hành, di chuyển liên miên, am tường địa bàn kể cả về mặt chính trị, cuối cùng Thượng phụ đã có ảnh hưởng trên chương trình và thiết lập danh sách những người tham gia dù có làm họ bực mình, thường bị hạn chế vì khủng hoảng sức khỏe. Một nguồn tin ở Iraq, “ngài muốn ôm tất cả mọi thứ, chỉ giao cho ba hoặc bốn người thân và không muốn ai giúp,” ngài muốn có một hình ảnh rất đẹp của Giáo hội Can-đê trong chuyến đi này.
Vì không phải tất cả các giáo phái kitô đều tham gia chuẩn bị như nhau. Vì thế nên có căng thẳng với các Giáo hội khác như Giáo hội công giáo-syriac hoặc người Assyria, đã phải can thiệp mạnh để được gặp Đức Phanxicô.
Một quan sát viên ghi nhận: “Chúng tôi cũng đã chứng kiến sự đấu tranh giữa hai khái niệm về Giáo hội, Một, theo hình ảnh của hồng y Sako, tín hữu kitô phải là người Iraq và là công dân đầy đủ. Mặt kia, các Giáo hội khác có đường lối cộng đồng hơn, mà không có tuyên bố phổ quát này.”
“Ngài là người duy nhất có thể tổ chức một chương trình như vậy”
Tại Rôma, hồng y được biết là rất gần gũi và được Đức Phanxicô đánh giá cao, bị cho là nguồn gốc của căng thẳng, nhất là trong một cuộc họp báo ở Paris tháng 2, ngài đã tiết lộ chương trình chi tiết của chuyến đi. Và việc sẽ có cuộc gặp giữa giáo hoàng và ayatollah Ali Al-Sistani, điều chưa được Vatican công bố. Một số người ở Rôma cho rằng, một cách nào đó buộc ban tổ chức phải duy trì chuyến đi có nhiều nguy cơ bị hủy trong nhiều tuần liên tục.
Một trong những người thân cận với ngài bảo vệ ngài: “Ngài là người duy nhất có thể tổ chức một chương trình như vậy. Nếu không có chuyên môn của ngài, chuyến đi đã không thể diễn ra. Và thành thật mà nói, nếu ngài không thúc đẩy một chút, liệu Đức Phanxicô có thực sự đã đến đất nước này, mang theo cả guồng máy Vatican đi theo không?” Một người am tường tình trạng tín hữu kitô ở Iraq cho biết: “Dù sao đi nữa, tình đoàn kết vẫn đứng hàng đầu, bây giờ không phải là lúc đưa ra các cuộc cãi vã trong nhà nguyện của chúng ta. Với điều kiện là những căng thẳng này không tạo cay đắng mà vài tháng sau sẽ xuất hiện trở lại.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Đức Hồng y Sako: “Có một cái gì đó đã thay đổi ở Iraq”
Quyết tâm đi Irak của Đức Phanxicô