Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: Người Armênia 7-7
cath.ch, Pascal Maguesyan, 2021-03-04
Thị trưởng Mourad Vartanian của cộng đồng Armenia ở Havresk, tháng 8 năm 2017 | © Pascal Maguesyan
Trong nhiều thế kỷ kể từ thời cổ đại, nguồn gốc về sự có mặt của người Armênia ở Lưỡng Hà đã đi cùng với lịch sử. Vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, Adiabene (Arbelès / Erbil là thủ đô) là một phần không thể thiếu của Vương quốc Armênia của Tigran II Đại đế.
Vào đầu thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, Adiabene vẫn còn là cuộc hành quân nam tiến của Armênia và năm 301 đã trở thành vương quốc kitô giáo đầu tiên trong lịch sử.
Vào thế kỷ 17, các cộng đồng mới của người Armênia được thành lập ở vùng Lưỡng Hà của Irak sau khi Shah Abbas I của Ba Tư chinh phục Baghdad năm 1623. Việc Ottoman Sultan Murad IV chiếm lại Baghdad năm 1638 với sự giúp đỡ của quân nhân ottoman armenia đã mở ra một giai đoạn mới để người Armênia định cư ở Baghdad. Vào đầu thế kỷ 19, có gần 90.000 người Armênia ở Irak.
Cuộc diệt chủng người Armênia của Đế chế ottoman năm 1915-1917 là lý do làm cho người Armênia ở đây di cư ồ ạt, họ đến vùng Lưỡng Hà của Irak. Bị trục xuất khỏi các tỉnh phía đông của Đế quốc, đến từ phía bắc (Diyarbakır) dọc theo sông Tigris, từ phía tây (Ras-Al-Aïn) dọc theo tuyến đường sắt từ Aleppo đến Baghdad, nhưng cũng từ Van, những công dân mới người Armênia đã định cư ở Zakho, Havresk, Avzrok, Mosul, Kirkuk, Baghdad và Basra.
Đa số các thành viên của Giáo hội Tông đồ là người Armênia, ở Iraq cũng có nhiều người Armênia công giáo và một cộng đồng nhỏ theo đạo tin lành. Trước năm 2003, có hơn 25.000 người Armênia ở Irak. Năm 2021, họ có 10.000 đến 13.000 người vẫn còn sống ở Irak.
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: người Yaziđi 1-7
Các cộng đồng tôn giáo ở Iraq: người Assyria 3-7
Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: người Do thái 2-7
Các cộng đồng tôn giáo ở Iraq: người Can-đê 4-7
Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: Syriac-Chính thống giáo 5-7