Hubert Védrine: “Đại dịch gây ra cơn chấn động dữ dội và toàn cầu hơn ngày 11 tháng 9 năm 2001”
lefigaro.fr, Isabelle Lasserre, 2021-01-05
Theo cựu Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Hubert Védrine, cuộc khủng hoảng toàn cầu do coronavirus gây ra, đặc biệt là với thế giới phương Tây đã kết thúc một thời kỳ dài nhẹ nhàng và không hệ quả.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 1997 đến năm 2002, nguyên Tổng thư ký Phủ Tổng thống dưới thời François Mitterrand, ông Hubert Védrine là người đứng đầu công ty tư vấn địa chiến lược. Có tinh thần độc lập, ông được các tổng thống Pháp lắng nghe, cánh tả cũng như cánh hữu, tất cả đều hỏi ý kiến ông và xin ông phân tích. Quyển sách mới nhất của ông “Và sau đó?” (Et après?) được nhà xuất bản Fayard phát hành vào tháng 6 – 2020 đã đề cập đến những bài học đầu tiên của đại dịch. Theo ông, cú sốc toàn cầu do virus đánh dấu, nhất là với thế giới phương Tây, kết thúc một thời kỳ dài nhẹ nhàng và không hệ quả. Ông nhấn mạnh, ngay cả khi Joe Biden sẽ vào Nhà Trắng, người dân châu Âu vẫn đơn độc và phải cố gắng đưa ra một nội dung thực sự cho khái niệm quyền lực châu Âu. Và thêm nữa, nước Pháp phải đối diện với những bệnh lý đặc trưng của nó.
Báo le Figaro: Liệu năm 2020 có còn là năm của các cắt đứt không?
Hubert Védrine: Có! Tôi nghĩ với một độ lùi, nó sẽ xuất hiện, ít nhất là ở phương Tây, dấu chấm hết cho một thời kỳ rất dài của hòa bình, làm giàu và vô lo, nhưng cũng là thời kỳ của kiêu ngạo và thiếu thực tế. Đại dịch gây ra một cơn chấn động toàn cầu và dữ dội hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và ngày 11 tháng 9 năm 2001, ngày này chỉ làm cho một phần thế giới khiếp sợ. Đây là lần đầu tiên cả nhân loại sợ hãi cùng một lúc! Theo tôi dường như đã có một va đụng và chấn thương khổng lồ mà ảnh hưởng lâu dài của chúng có thể vô cùng lớn.
Trong hàng chục năm nay, các nhà khoa học đã báo động về các mối đe dọa sự sống trên hành tinh. Về phần mình, các nhà vi-rút học chưa bao giờ mâu thuẫn với chính mình, họ cho rằng sự xuất hiện đại dịch này có liên quan đến dân số quá đông, đô thị hóa, phá rừng và cuối cùng là một phương thức phát triển – bất kể đó là tư bản hay cộng sản – để “giải cách ly vi-rút”. Họ báo động sẽ có các loại vi-rút khác xuất hiện sau Covid-19 và rất lây lan, cũng theo nguyên tắc chuyển động Brown. Chúng ta phải học những bài học của đại dịch này và chuẩn bị với nó. Điều này sẽ thổi bùng những phủ nhận cuối cùng về các nguy hiểm với hệ sinh thái và việc cự lại với sinh thái hóa.
Cho đến bây giờ, giới trí thức, giới tinh hoa, những người đưa ra quyết định ở tất cả các quốc gia trên thế giới, đều không chịu thừa nhận rằng họ là những sinh vật hữu cơ! Và tôn giáo của sự tăng trưởng (săn mồi, không tránh được) đã lấn át mọi thứ. Nhưng thế giới sản xuất đã hiểu được điều này. Đại dịch buộc phải phối hợp hai nhánh tri thức – văn học và khoa học – bị tách ra ở phương Tây từ thế kỷ 18. Sự đối lập khô cằn giữa “tự nhiên“ và “văn hóa” sẽ phải được khắc phục. Nó là đáng kể. Tôi không thể nói điều gì sẽ xảy ra với phương Tây, sau thời kỳ hoang mang và hậu-chấn thương: có thể là một sự phục hưng trí tuệ, một sự bùng nổ khoa học, một chủ nghĩa hiện thực sẽ giúp chúng cùng tồn tại với thế giới mới nổi chăng?
Chính xác thì những thay đổi này có ý nghĩa gì đối với ảnh hưởng của phương Tây?
Đại dịch đã bộc ra một cách tàn nhẫn, giống như một thử nghiệm-máy bay rớt (crash-test), một máy quét, tầm lớn lao của các đột biến đang diễn ra làm cho phương Tây lo lắng, và có lẽ, đang đẩy nhanh chúng. Nhưng thế giới năm 2019 giống như phiên chợ phiên bị tóm lấy hơn là một “cộng đồng”quốc tế. Phương Tây đã mất độc quyền quyền lực. Cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu trước đó, với việc Tập Cận Bình lên nắm quyền và phản ứng của Trump. Thực tế là Nga vẫn là Nga, gây nhiều thất vọng cho phương Tây, là điều hiển nhiên. Những cơn co giật khổng lồ, trong đó người châu Âu, và đặc biệt là người Pháp, nạn nhân cùng chịu, đã kích động hồi giáo phái sunni trên khắp thế giới. Sự chần chừ của người châu Âu trong việc nắm bắt tình trạng của thế giới và nhẫn nhục xây dựng một loại cường quốc châu Âu đã kéo dài trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu người ta khẳng định rằng châu Âu là khu vực trên thế giới khó dung hòa nhất giữa chủ nghĩa cá nhân và các kỷ luật tập thể quan trọng, và nếu Hoa Kỳ cần thời gian để thoát ra khỏi giai đoạn lãnh chúa (nhân vật U-bu trong vở kịch cuối thế kỷ 19, vừa nhát gan vừa độc ác) mà họ đã trải qua với Donald Trump, ngay cả khi ông có thành tích thực sự, và để thống nhất lại, đúng, đại dịch sẽ củng cố cho châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Đại dịch có làm suy yếu các nền dân chủ không?
Đây là cảm giác chúng ta đã có vào cuối năm 2020 nhưng nó chưa tác động. Chắc chắn, nó đến vào thời điểm mà các nền dân chủ đã không còn thoải mái lắm trong nội bộ của họ. Trong thế giới phương Tây, chúng ta chú trọng đến các cuộc tấn công từ bên ngoài, chúng ta chỉ tay vào các quốc gia thần quyền hoặc chuyên chế dám thách thức phương Tây và các giá trị của nó, và tuyên bố rằng hệ thống của họ tốt hơn! Chúng ta cũng lên án cái gọi là các nền dân chủ “phi tự do”, một số là nền dân chủ của phương Tây. Chúng ta kinh hoàng khám phá lại, rằng quá trình bầu cử dân chủ có thể đem đến quyền lực cho những chế độ không dân chủ về mặt triết học. Từ lâu chúng ta đã biết: Hitler đắc cử. Việc tái khám phá này càng đau đớn hơn, kể từ khi kết thúc chế độ Liên Xô, phương Tây cho rằng mình không có đối thủ. Trong khi đó đã có những đối thủ mới nổi lên! Đột nhiên, chúng ta hét lên “chủ nghĩa dân túy”. Chủ nghĩa dân túy là khi người dân không còn bỏ phiếu theo cách mà giới tinh hoa muốn họ bỏ phiếu! Chúng ta thích gán như vậy – cũng hơi buồn cười với những người theo đảng dân chủ ở Mỹ về Trump – họ thích lên án các đối thủ kiên quyết, người Nga, hơn là các vấn đề nội bộ. Cả hai đều nghiêm trọng hơn và phức tạp hơn để giải quyết.
Kể từ khi các tầng lớp bình dân, sau đó là các tầng lớp trung lưu phương Tây bỏ đi mối liên hệ với toàn cầu hóa hoặc hội nhập châu Âu, bị đẩy lên cao từ ba mươi hoặc bốn mươi năm, cuộc khủng hoảng dân chủ trước hết là cuộc khủng hoảng nội bộ. Những gì chúng ta tố cáo ngày nay theo những thuật ngữ thì hơi bao gồm, chủ nghĩa dân túy, thuyết âm mưu, chủ nghĩa ngu dân (khi đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của sự cuồng tín của chủ nghĩa cánh tả ở phương Tây), mà theo tôi là những sản phẩm phụ của việc buông bỏ này. “Những vụ bùng nổ của chủ nghĩa dân túy” là khi nham thạch len vào những kẽ hở chính trị… Khi rất nhiều người phương Tây, kể cả ở châu Âu, không còn thực sự tin vào các mô hình tổng thể, vào dân chủ, vào tăng trưởng, tiến bộ, vào hợp tác quốc tế, v.v., thì rất nguy hiểm.
Do đó, năm 2020 cũng là năm của cuộc khủng hoảng dân chủ?
Đây là năm mà cuộc khủng hoảng này không thể che đậy được nữa. Để trả lời cho việc đặt lại vấn đề của nền dân chủ đại diện này, các chính phủ sử dụng các cuộc trưng cầu dân ý, tham vấn, hội nghị công dân, v.v. Nhưng các phong trào như phong trào “áo vàng” không công nhận bất kỳ một đại diện nào, họ đòi hỏi dân chủ trực tiếp, có ngay tức thì. Và điều này là vô độ (cũng như sự như minh bạch). Cho dù người ta phê phán điều này là thông cảm hay lố bịch, thì chủ nghĩa không tưởng theo Rousseau hay Thụy Sĩ, chủ nghĩa của những người dân tập hợp tại quảng trường làng để bỏ phiếu bằng tay, đã trở nên khả thi về mặt công nghệ. Tất cả người dân Pháp có thể được thăm dò trên điện thoại di động của họ để quyết định xem họ có muốn thiết lập lại án tử hình hay không… Cuộc khủng hoảng này, dưới hiệu ứng kính lúp khổng lồ của đại dịch, đã ảnh hưởng đến toàn bộ phương Tây ở những mức độ khác nhau. Tôi nói thêm rằng, nếu nền dân chủ đại diện và “chủ nghĩa tân tự do” toàn cầu hóa (tất cả những từ này là những từ bẫy) lẫn vào với sự trầm trọng không thể chịu đựng được, thực tế hoặc cảm nhận, của những bất bình đẳng, thì nền dân chủ đang gặp nguy hiểm. Và đó cũng là năm 2020…
Nước Pháp bị ảnh hưởng ít nhiều so với các nước châu Âu khác không?
Cả hai. Pháp vẫn giữ được thế mạnh của mình vì hệ thống thể chế của nước Pháp được thiết kế để chống chọi với cơn bão. Nhưng nó không thoát được thuyết âm mưu cũng như chính sách ngu dân
(2 + 2 = 5), cũng không do đòi hỏi một nền dân chủ “trực tiếp” hay do “chủ nghĩa dân túy”, tất cả những thứ này đều bị cuồng loạn, mọi người đều biết qua kỹ thuật truyền thông hiện đại. Và so với các nước châu Âu khác, nước Pháp cũng có những bệnh lý riêng. Xu hướng nhìn vào rốn của mình để giải thích mọi thứ xảy ra do mặc cảm tội lỗi của chúng ta, sự ăn năn nổi tiếng. Chẳng hạn, chủ nghĩa hồi giáo sẽ là hậu quả của sự thất bại trong chính sách ngoại ô của chúng ta! Điều này có giải thích được bạo lực của Boko Haram và Taliban không? Một trào lưu tận căn phát sinh từ phía cựu hữu hay cực tả, tùy theo thời điểm, đều mang hình thức của một thoả hiệp với bạo lực. Một buông rơi kinh tế. Thách thức khác: trong thế giới này, nước Pháp gặp nhiều khó khăn hơn để đạt được chính sách đối ngoại đầy tham vọng của mình. Chúng ta không còn có cùng đòn bẩy. Điều gì sẽ xảy ra với nước Pháp về mặt trí tuệ, tinh thần, nếu nó phải chấp nhận giải quyết, rằng tất nhiên, nước Pháp vẫn là một cường quốc (có rất ít cường quốc, chỉ khoảng mười lăm), nhưng cường quốc “trung bình”. Thay vào đó, nó có thể hoạt động để thoa dịu, hòa giải, tái đầu tư vào hiệp ước xã hội, quay trở lại làm việc, đầu tư, sáng tạo và trở lại cạnh tranh không? Bạn thấy thách thức!
Trong bức tranh ảm đạm này, việc Joe Biden đắc cử chẳng phải là tin tốt sao?
Tin tốt là do phần lớn người Mỹ đã có thể lật sang trang Trump ở một quốc gia bị chia cắt một nửa. Nhưng chúng ta không nên có ảo tưởng: Donald Trump gây sốc, ghê tởm, nhưng ông không phải là người ngăn cản người châu Âu khẳng định mình nhiều hơn. Chúng ta có thể nhẹ nhõm trước sự lật đổ ông, nhưng chúng ta không nên tự huyễn hoặc về thế giới xuyên Đại Tây Dương thân thiện mà chúng ta sẽ tìm lại được. Hoa Kỳ sẽ trở lại chủ nghĩa đa phương để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình. Tất cả đều tốt hơn cho Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ICAO, Tổ chức Nhi đồng Thế giới, Unesco, v.v., nhưng sau thoa dịu ban đầu, thực tế sẽ áp đặt: người Mỹ và người châu Âu sẽ dần dần là anh em họ ruột thịt vì có cùng nguồn gốc chung nhưng lại dần dần xa nhau. Và chúng ta, những người châu Âu chúng ta chỉ có một mình. Tổng thống Macron có lý khi nhắc lại cho người dân châu Âu, họ phải quyết tâm trở thành một cường quốc, họ phải mang đến một nội dung thực sự cho khái niệm chủ quyền của châu Âu, bổ sung cho chủ quyền quốc gia, với tất cả những gì nó đòi hỏi. Nếu chúng ta không muốn mình là Sisyphus nữa thì phải dùng con đường của công nghệ, kỹ thuật số và các chủ quyền khác. Năm 2020 khủng khiếp này đã buộc chúng ta phải quay trở lại với trách nhiệm của mình: làm thế nào để đến với nhau, chúng ta là người Pháp, làm thế nào để thuyết phục người châu Âu, làm thế nào để cùng tồn tại với phần còn lại của thế giới, làm thế nào để xây dựng lại một sự lạc quan hợp lý?
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Robert Redeker: “Chúng ta đang trải qua một sự đảo ngược nhân chủng học chưa từng có”