Đức Hồng y Cantalamessa: “Chúa Thánh Thần là cơ nghiệp vĩnh cửu của chúng ta”

679

Đức Hồng y Cantalamessa: “Chúa Thánh Thần là cơ nghiệp vĩnh cửu của chúng ta”

 

Bài giảng Mùa Vọng thứ hai của hồng y Raniero Cantalamessa, Dòng Capuchin cho Giáo hoàng và Giáo triều Rôma ngày thứ sáu 11 tháng 12 – 2020.

acistampa.com, Bởi Marco Mancini Vatican, 2020-12-11

“Hãy an ủi dân tôi luôn là lời mời được gởi đến cho các người rao giảng của Giáo hội”. Đó là lời mở đầu của hồng y Raniero Cantalamessa trong bài giảng thứ nhì Mùa Vọng trước sự hiện diện của Đức Phanxicô và Giáo triều Rôma.

Ngài giảng: “Sự bấp bênh và chóng qua của mọi thứ cho thấy mọi thứ rồi sẽ trôi qua. Mọi thứ mong manh như tảng băng vỡ ra khi đang vui vẻ trượt băng vui vẻ. Như Đức Thánh Cha đã nói, cơn bão làm lộ ra tính dễ bị tổn thương. Đại dịch cho chúng ta dịp nhìn lại tảng đá trên đó sự tồn tại của trái đất được xây lên.”

Ngài giảng tiếp: “Từ Phục sinh có nghĩa là đi qua, từ này nói lên một cái gì đó thoáng qua. Thánh Âugutinô đã làm rõ: nó có nghĩa là chuyển sang những gì không qua đi, đi qua với trái tim chứ không với cơ thể. Những gì không qua đi là vĩnh hằng, chúng ta phải tìm lại niềm tin vào một cuộc sống bên kia.” Cùng với các tôn giáo đơn thần khác “chúng ta đang trên đường đến một quê hương chung, chúng ta có điểm chung không chỉ là hành trình mà còn là mục tiêu. Ai đến gần Chúa đều phải tin Ngài tồn tại và ban thưởng cho những ai đi tìm Ngài, Ngài là mẫu số chung nhỏ nhất của mọi tôn giáo đơn thần”.

Hồng y Cantalamessa nói:“ Chúng ta dựa trên sự phục sinh của Chúa Kitô và lời hứa chuẩn bị cho chúng ta một chỗ trong Nhà Cha. Sau đó, Ta sẽ đưa con cùng với Ta để nơi Ta ở cũng là nơi con ở. Vào thời đại chúng ta, chủ nghĩa vô thần được xem như một phủ nhận cho sự tồn tại của một đấng sáng tạo, trước đây là phủ nhận thế giới bên kia. Thế tục hóa đã làm phần còn lại, làm cho chúng ta không thoải mái khi nói về vĩnh hằng với những người cùng thời. Thế tục hóa là một hiện tượng phức tạp. Chủ nghĩa thế tục là để thế tục hóa như chủ nghĩa duy lý là để duy lý. Thế tục đồng nghĩa với nhất thời. Tất cả những điều này đã gây ảnh hưởng đến đức tin của tín hữu vốn đã trở nên rụt rè và ngập ngừng”.

Hồng y Cantalamessa nhận xét: “Thế giới bên kia dường như đã trở thành trò đùa, không còn ai tôn trọng. Chúng ta tuyên xưng điều này trong Kinh Tin Kính, nhưng chúng ta không bao giờ tập trung vào những từ liên quan đến sự sống vĩnh cửu. Mong muốn được sống bị biến dạng thành mong muốn sống tốt, dù người khác phải trả giá. Không có niềm tin vào thế giới bên kia, nỗi đau khổ của con người trở nên phi lý. Đức tin vào sự sống đời đời là điều kiện của việc truyền giáo. Việc loan báo về sự sống vĩnh cửu là nỗi gay go của lời rao giảng kitô, khi loan báo về sự sống vĩnh cửu, chúng ta có thể ở trong sự tương ứng với ước muốn của trái tim con người. Trên thế giới, tất cả mọi thứ ngoại trừ Chúa Giêsu đều hoài công”.

Hồng y Cantalamessa kết luận: “Đức tin được đổi mới trong vĩnh cửu, không chỉ phục vụ chúng ta trong việc truyền giáo mà còn là động lực thúc đẩy hành trình thánh hóa của chúng ta. Chúng ta không làm đẹp ngôi nhà trần thế mà không nghĩ đến những công việc tốt sẽ phục vụ chúng ta trong ngôi nhà vĩnh cửu. Chúng ta phải gắn kết cái nhìn của mình vào những điều vô hình và vĩnh cửu. Sức nặng của điều bất hạnh là nhẹ vì nó chỉ nhất thời, còn vinh quang thì cao lớn vì nó là vĩnh cửu. Chúng ta sẽ làm gì khi ở thiên đàng? Chúng ta sẽ sống vô tận trong Tình Yêu của Chúa Ba Ngôi. Đối với người tin Chúa, vĩnh cửu không chỉ là một lời hứa, nhưng là trải nghiệm đã trở nên hữu hình trong Đấng Kitô. Với Chúa Kitô, nó đã vượt qua thời gian. Mỗi khi chúng ta thông hiệp hoặc lắng nghe Tin Mừng, đó là lời của sự sống đời đời. Sự hiện diện này là Chúa Thánh Thần, là lời cam kết về cơ nghiệp đời đời của chúng ta. Giáo hội phủ nhận ý tưởng, nếu chúng ta nghĩ về cuộc sống vĩnh cửu sẽ không làm chúng ta nghĩ đến việc chăm sóc tạo vật. Sự khắc nghiệt của thử thách chúng ta đang trải qua sẽ giúp chúng ta ghi sâu lòng can đảm cho những người không có niềm tin. Hãy an ủi dân tôi, đó là mệnh lệnh của tiên tri I-sai-a”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: “Giáo hội không ngại gởi chúng ta đến trường học của cái chết”

Hình ảnh buổi giảng ngày thứ sáu 11-12-2020