lavie.fr, 2020-08-25
Độc thân, kết hôn, có hoặc không có người thừa kế, họ quyết định tặng hoặc hứa tặng tiền của mình cho các hoạt động mà họ yêu quý. Họ kể động lực của họ cho báo La Vie.
Từ ủng hộ các tín hữu bị bách hại đến việc bảo vệ chim muông, không thiếu các lý do để họ tặng một phần di sản của mình. Họ thuộc nhiều thành phần khác nhau, các nhà hảo tâm này đồng ý kể cho báo La Vie biết lý do vì sao họ quyết định di tặng tiền cho một hiệp hội.
Ông Philippe, 68 tuổi, vợ chồng ông có hai con, ông là người được giao quyền thi hành di chúc và thiện nguyện viên trong nhiều hiệp hội. Hình Léa Crespi và Lucie Mac.
“Tôi dự tính tặng di sản của tôi cho các tín hữu gặp khó khăn trên thế giới”
Ông Albane, 64 tuổi, độc thân không con cái, ở Île-de-France
“Khi tôi còn là đứa trẻ, bà tôi kể cho tôi nghe vào thời hậu chiến, Linh mục Werenfried (người sáng lập tổ chức Giúp Giáo hội gặp khó khăn, Aide à l’Église en détresse, AED) đã xúc động khi thấy hoàn cảnh tuyệt vọng của những người tị nạn Đức và các linh mục phải chạy trốn khỏi chế độ độc tài Liên Xô. Linh mục phát động một phong trào hòa giải và đoàn kết ở châu Âu để nâng đỡ họ. Kể từ đó, theo năm tháng, theo nhu cầu, hoạt động của tổ chức Giúp Giáo hội gặp khó khăn AED đã phát triển ở các quốc gia Đông Âu, Châu Á, Châu Mỹ Latinh, Châu Phi…
Tôi biết tổ chức Giúp Giáo hội gặp khó khăn, biết cách phân phối công chính từng âu kim quyên được, không lãng phí để cho các quốc gia, các giáo xứ có tín hữu kitô bị bách hại.
Mười năm trước, biết mình sẽ ở độc thân suốt đời, tôi quyết định để lại một phần di sản cho tổ chức Giúp Giáo hội gặp khó khăn. Trong một thời gian dài, tôi có mối liên hệ tin cậy với họ và cuối cùng tôi tự nguyện làm việc cho tổ chức này trong lãnh vực hành chính. Khoản đầu tư này củng cố lòng tin của tôi vào việc quản trị của hiệp hội, nơi hỗ trợ vật chất và tinh thần cho anh em tín hữu chúng tôi, đồng thời cung cấp thông tin về hoàn cảnh của họ. Tôi biết tổ chức Giúp Giáo hội gặp khó khăn, biết cách phân phối công chính từng âu kim quyên được, không lãng phí để cho các quốc gia, các giáo xứ có tín hữu kitô bị bách hại.”
“Tiền di tặng này sẽ giúp được mười em bé dễ bị tổn thương được học hành đàng hoàng”
Ông René, 87 tuổi có người con nuôi Calvados
“Tôi độc thân. Tôi có người con nuôi Calvados, nhưng Calvados không muốn nhận toàn bộ tài sản của tôi. Trong đầu tôi, tôi đã có ý định làm di tặng. Mới đầu, tôi muốn tặng cho giáo xứ của tôi. Nhưng sau đó, tôi muốn giúp Hiệp hội Asmae của nữ tu Emmanuelle. Vì sao? Vì giúp các trẻ em là một phần trong câu chuyện cá nhân của tôi. Paul (tên đã thay đổi) là em bé tôi nhận nuôi thoát khỏi được một tuổi thơ bị đối xử hung bạo.
Giúp trẻ em là một phần trong câu chuyện cá nhân của tôi.
Tôi đã rất buồn vào ngày hôm sau khi chúng tôi gặp nhau, em hỏi tôi liệu em có được gọi tôi là “cha” không.
Hôm nay chính em là thầy dạy tôi cho đi tất cả. Tôi chọn Hiệp hội Asmae để nhớ đến hình ảnh của sơ Emmanuelle. Với tôi, sơ là chứng nhân cho lòng nhân hậu của Chúa. Tôi đọc được câu sơ viết về các kẻ tội phạm trong Hồi ký của sơ: “Tôi còn tệ hơn họ nếu tôi không được học hành đàng hoàng”. Tôi luôn nhớ lời này. Tôi rất vui khi nghĩ nhờ di tặng của mình mà mười mấy em bé sẽ được học hành đàng hoàng. Điều này mang lại cho tôi niềm vui sâu sắc.”
“Phải bảo tồn cách sống của loài chim”
Daniela, 50 tuổi, độc thân không con cái, ở Seine-et-Marne
“Tôi độc thân và không có người thừa kế trực tiếp. Cách đây ba năm, khi nghĩ đến di tặng của mình, tôi tự nhủ mình sẽ để lại cho thiên nhiên. Thiên nhiên không thuộc về chúng ta, chúng ta chỉ là người canh giữ. Tôi nghĩ đến Liên đoàn bảo vệ các loài chim (LPO). Hiệp hội này đã giúp một số loài chim như loài vẹt biển (macareux moine) không bị tuyệt chủng.
Tình yêu cho loài chim bắt nguồn từ mẹ tôi
Năm 2004, mẹ tôi mua căn nhà có hàng rào trước mặt nhà rất cao được trồng từ năm 1953 và một ngôi vườn đầy hoa anh túc. Ngôi vườn là nơi ở của các loài chim màu xanh hoặc có mào; các con chim loại sẻ (pinson) và một vài con chim bồ câu rừng xám (ramier). Một con chim hét (merle) thường đến trước cửa với đàn con nhỏ của nó. Để nuôi sống thế giới nhỏ bé này, chúng tôi trồng cây cơm cháy (sureau), loại cây này thu hút côn trùng, và đến mùa thu quả mọng của nó là kho chứa thức ăn. Liên đoàn bảo vệ các loài chim LPO sẽ biết cách chăm sóc ngôi vườn này.”
“Tôi muốn các con tôi hưởng được điều kiện môi trường và xã hội tốt nhất có thể”
Ông Philippe, 68 tuổi, vợ chồng ông có hai con
“Vợ chồng tôi có hai đứa con. Sau khi được sự đồng ý của người thân, tôi quyết định để một phần tài sản của mình cho Tổ chức Hòa bình Xanh Greenpeace.
Di sản để lại sẽ vô ích nếu thế giới trở nên không sống được vì khí hậu nóng lên toàn cầu. Khi cổ vũ cho lợi nhuận ngắn hạn, nền kinh tế tự do đã trở thành kẻ thù số một của môi trường. Chúng ta cần thay đổi hướng đi.
Tôi nhận ra rằng giáo dục về các giá trị là không đủ
Khi tôi có con, tôi mới ý thức. Tôi nhận ra rằng giáo dục về các giá trị là không đủ. Tôi cần dấn thân lâu dài để truyền tải các điều kiện xã hội và môi trường tốt nhất có thể. Năm 1982 khi con gái lớn của tôi chào đời, tôi bắt đầu làm thiện nguyện. Đầu tiên, tại Hiệp hội Cousteau Foundation rồi sau đó tại Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và cuối cùng là Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace). Tôi thích Hiệp hội này vì lời nói của họ đi đôi với hành động. Họ hợp với những gì tôi nghĩ. Với di tặng này, cam kết của tôi với môi trường và xã hội sẽ được trường kỳ sau khi tôi qua đời.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Các chúc thư của Covid-19
Christian de Cacqueray: “Ý thức về cái chết đặt câu hỏi cho hiện tại”