Vụ Jean Vanier: Trách nhiệm của Dòng Đa Minh dưới con mắt các sử gia
lavie.fr, Sophie Lebrun, 2020-02-24
Linh mục Nicolas Tixier, Bề trên tỉnh dòng Đa Minh Pháp nói về trách nhiệm của Dòng sau việc tiết lộ các vụ lạm dụng tình dục của ông Jean Vanier và mối quan hệ của ông với linh mục Thomas Philippe. Ngài tuyên bố Tỉnh dòng mở một cuộc điều tra lịch sử để biết các rối loạn chức năng thể chế trong hồ sơ này.
Xin cha cho biết phản ứng của cha khi nghe các tiết lộ về ông Jean Vanier và về linh mục Thomas Philippe ?
Linh mục Nicolas Tixier: Tôi ngã gục và choáng váng. Dĩ nhiên trước tiên tôi nghĩ đến các nạn nhân bị lạm dụng và những người bị tổn thương qua các tiết lộ này. Đứng trước các thông tin, cảm giác đau buồn tràn ngập tâm hồn tôi, tôi nhắc lại, bằng mọi cách phải lên án các vụ lạm dụng này của Dòng. Ông Jean Vanier là một tấm gương đẹp của Tin Mừng, ông bày tỏ đức tin của mình với những người yếu đuối nhất. Hình tượng này ngày hôm nay đã hoen ố. Tôi cũng cảm thấy đau đớn khi các hệ quả này lại liên hệ đến linh mục Thomas Philippe Dòng Đa Minh.
Ai là tu sĩ Dòng Đa Minh này, người cha thiêng liêng của ông Jean Vanier?
Khi họ gặp nhau vào đầu nhiều năm 1950 thì linh mục Thomas Philippe (1905-1993) lúc đó là giáo sư thần học ở tu viện Saulchoir, học viện Đa Minh ở Étiolles, vùng Essonne, nước Pháp. Chắc chắn lúc đó linh mục Philippe rất hấp dẫn, linh mục có một hào quang và giảng rất hay. Cộng đoàn Nước Hằng Sống do linh mục thành lập năm 1946 ở bên cạnh tu viện Saulchoir, là trung tâm thiêng liêng để đào tạo giới trẻ công giáo. Nơi này có một ảnh hưởng lón trong giới công giáo, cuốn hút rất nhiều người trẻ muốn được đào tạo vững chắc trong đức tin. Họ tìm được ở đây một cấu trúc trí tuệ, được giảng dạy và có đời sống chung. Đây là kinh nghiệm ông Jean Vanier khám phá khi ông mới ngoài hai mươi.
Sau đó có lời khai của hai phụ nữ gởi đến văn phòng Dòng Đa Minh năm 1951 đưa ra vấn đề linh mục Thomas Philippe. Tòa Thánh mở một cuộc điều tra về giáo luật. Ngày hôm trước hôm sau linh mục Philippe bị loại ra khỏi cộng đoàn Nước Hằng Sống. Trong khi chờ đợi bản án, những năm sau đó linh mục sống ở tu viện Thánh Sabine của Dòng Đa Minh ở Rôma và cha đi du lịch rất nhiều. Hình phạt năm 1956 của cha là: không được quyền làm mục vụ và không được ban bất cứ bí tích nào. Linh mục Thomas Philippe ở một thời gian trong bệnh viện tâm thần của Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa như một bệnh nhân, sau đó cha ở trong một tu viện Dòng Tráp ở Ý và cuối cùng về lại tu viện Thánh Sabine.
Linh mục Thomas Philippe vẫn thuộc Dòng Đa Minh nhưng cha tách rời cộng đoàn, chỉ về nhà Dòng ở Lille một, hai lần một năm.
Cuộc điều tra của cộng đoàn Arche cho thấy, ông Jean Vanier nắm quyền điều khiển cộng đoàn Nước Hằng Sống một thời gian ngắn sau khi cha Thomas Philippe đi, liền sau đó Tỉnh dòng Đa Minh nhanh chóng nắm kiểm soát tổ chức này. Jean Vanier giữ liên lạc với cha Thomas Philippe trong suốt những năm này, trái với những gì ông được yêu cầu, và đây là vấn đề. Ông làm việc để giúp cho cha Thomas Philippe trở về Pháp năm 1963. Linh mục Thomas Philippe vẫn thuộc Dòng Đa Minh nhưng cha tách rời cộng đoàn, chỉ về nhà Dòng ở Lille một, hai lần một năm. Các hạn chế mục vụ được dỡ bỏ dần dần, mỗi lần trong một thời gian ấn định, rồi lại cho làm lại nhưng không bao giờ được hoàn toàn.
Làm thế nào để hiểu thái độ của tu sĩ Dòng Đa Minh sau bản án liên quan đến cha Thomas Philippe hay ông Jean Vanier?
Đúng là các tìm tòi lịch sử cộng đoàn Arche đã cho thấy, vào thời đó bề trên Tỉnh dòng được Tòa Thánh ủy thác báo cho ông Jean Vanier và nhóm giáo dân của cộng đoàn Nước Hằng Sống biết lý do vì sao cha Thomas Philippe bị kết án. Cũng theo báo cáo này, bề trên tổng quyền và tỉnh dòng Vincent Ducatillon hồi đó cũng được báo cho biết ông Jean Vanier được xem là đồng lỏa với linh mục Thomas Philippe. Cuối cùng năm 1963, bảy năm sau khi bị kết án, linh mục Thomas Philippe được phép về Paris và cử hành một số bí tích. Cũng đáng ngạc nhiên, năm 1979 tân bề trên tu viện Đa Minh đã hỏi ý kiến ông Jean Vanier về sự tiến triển và về sự phục hồi hoàn toàn của linh mục Thomas Philippe.
Làm thế nào mà ký ức về các sự kiện này lại có thể biến mất như thế?
Đối diện với vấn đề này tôi hoàn toàn không hiểu và đầy cả câu hỏi. Làm sao lại không còn nhớ gì? Làm sao cha Thomas Philippe lại dần dần được phép làm mục vụ khi về cộng đoàn Arche ở Trosly-Breuil? Đâu là các chuỗi quyết định dẫn đến việc cha được hội nhập lại, dù chúng ta không biết có được phục hồi hoàn toàn không?
Để trả lời câu hỏi này chính nhà dòng cũng sẽ làm một công việc nghiên cứu lịch sử…
Đúng vậy, cách đây vài tuần tôi đã quyết định lập hai nhóm chuyên gia để làm công việc này, chủ yếu là để hiểu và phân tích quá khứ, bảo đảm cho hiện tại và tương lai chúng tôi không phạm cùng các lỗi lầm này. Nhóm thứ nhất là xem lại toàn bộ lịch sử của linh mục Thomas Philippe nhất là việc tháp tùng thiêng liêng. Ngày nay mọi thứ cho thấy Dòng Đa Minh đã thất bại trong việc theo dõi cha Thomas Philippe, ngăn không cho cha làm chuyện xấu và chúng tôi phải trách nhiệm việc này.
Sau đó, theo tôi, quan trọng là phải xem lại về mặt thần học các “lý thuyết” của cha Thomas Philippe: đâu là loại học thuyết thiêng liêng mà linh mục dựa lên và đã kéo dài? Không phải chỉ là câu hỏi về con người, nhưng cái gì đã làm cho sự lệch lạc này nảy sinh. Vì theo điều tra của cộng đoàn Arche thì có một nhóm hỗ trợ linh mục – bắt đầu là ông Jean Vanier – họ tin vào tầm nhìn thần học của cha, giống như một “Giáo hội khởi xướng” nơi một số người có mạc khải bổ sung so với một số người khác.
Không phải chỉ là câu hỏi về con người, nhưng cái gì đã làm cho sự lệch lạc này nảy sinh.
Chúng tôi sẽ dựa vào các chuyên gia đã biết về lịch sử của dòng như giáo sư Tangi Cavalin, của trường Cao đẳng Nghiên cứu Khoa học Xã hội (EHESS), họ đã quen với tài liệu lưu trữ của chúng tôi và có thể hướng dẫn nghiêm túc một nhóm khoa học gia. Chúng tôi muốn phối hợp các sử gia và các chuyên gia bên ngoài, họ có một độ lùi và một và khả năng phê phán cao. Chúng tôi hy vọng có thể hoàn tất công việc này trong hai năm: thời gian dài hơn là chúng tôi mong muốn – vì các câu hỏi này cần câu trả lời nhanh -, nhưng chúng tôi muốn có một bản báo cáo mà kết quả sẽ không thể chối cãi.
Vì sao Dòng Đa Minh không làm các công việc này ngay từ những năm 2000, kể cả trường hợp linh mục Marie-Dominique Philippe (1912-2006), cũng bị Tòa Thánh xem là đồng lõa với anh mình (linh mục Thomas Philippe) năm 1956 ?
Tôi không thể giải thích được sự im lặng của quá khứ nhưng hôm nay tôi có thể chiến đấu với chúng. Chính vì vậy chúng tôi mở tài liệu lưu trữ của Dòng Đa Minh khi hội dòng Thánh Gioan do linh mục Marie-Dominique Philippe thành lập và sau đó cộng đoàn Arche đã xin tôi làm. Tuy nhiên để nói thật với bà, một khi tôi đã gởi thỏa thuận, tôi đã bị nghi về việc có một vài tài liệu dường như thuộc bí mật giáo hoàng. Các tài liệu lưu trữ cho đến lúc đó chúng tôi cũng tham khảo rất ít, vụ Thomas Philippe luôn mang con dấu bí mật. Ngày nay chúng tôi đứng trước sự thay đổi não trạng về vấn đề này, và như thế là rất tốt! Mặt khác chúng tôi cũng được giáo hoàng nâng đỡ, ngài đã dỡ bỏ bí mật giáo hoàng trên các hồ sơ lạm dụng tình dục trong Giáo hội.
Tôi không thể giải thích được sự im lặng của quá khứ nhưng hôm nay tôi có thể chiến đấu với chúng.
Cha có xem lại trách nhiệm của Dòng đối với linh mục Marie-Dominique Philippe không?
Các tu sĩ Dòng Thánh Gioan sẽ nghiên cứu hồ sơ quan trọng của nhà sáng lập của họ, linh mục Marie-Dominique Philippe vẫn là linh mục Dòng Đa Minh suốt đời từ khi cha vào dòng năm 1930 cho đến khi qua đời, dù năm 1975 cha thành lập hội dòng Thánh Gioan và là bề trên tổng quyền. Về vấn đề này, chúng tôi cũng để tài liệu lưu trữ của chúng tôi cho việc điều tra. Hiện nay chúng tôi tập trung vào trường hợp của linh mục Thomas Philippe nhưng chắc chắn chúng tôi cũng mở rộng cuộc điều tra trong lợi ích đi tìm sự xác thực.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Jean Vanier, một vị thánh quá con người