Một dữ liệu mới về các giáo sĩ lạm dụng sẽ “tạo áp lực” trên các giám mục để cải thiện tính minh bạch

140

Một dữ liệu mới về các giáo sĩ lạm dụng sẽ “tạo áp lực” trên các giám mục để cải thiện tính minh bạch

cruxnow.com, Christopher White, 2020-01-30

Một phụ nữ cầm tấm biển “chúng tôi không cần cầu nguyện, chúng tôi cần công lý” của các thành viên tổ chức Những người sống sót của các vụ các Linh mục lạm dụng (Survivors Network of those Abused by Priests, SNAP) đứng trước tòa giám mục giáo phận Pittsburgh ngày 20 tháng 8-2019 khi ở đây có cuộc họp báo, vài ngày sau khi bồi thẩm đoàn bang Pennsylvania công bố bản báo cáo chua cay cho biết có hơn 300 linh mục lạm dụng tình dục trên 1000 trẻ em trong hàng chục năm. (hình: CNS)

Một dữ liệu mới độc lập liệt kê gần 6.000 linh mục bị buộc tội lạm dụng đã được đưa ra tuần này, một số nhà quan sát cho rằng đây đúng là dấu hiệu của một kỷ nguyên minh bạch mới trong Giáo hội công giáo và các Giáo hội khác bị cho là “tư nhân hóa công lý” sau nhiều năm bị các nhà lãnh đạo tôn giáo ngăn chặn các nỗ lực này.

Cơ sở dữ liệu được đưa ra vào ngày thứ hai 27-1 là nỗ lực làm việc một năm của tổ chức ProPublica, “một văn phòng tin tức phi lợi nhuận điều tra các vụ lạm dụng quyền lực”. Việc ra mắt được đưa ra sau khi bản báo cáo của bồi thẩm đoàn của bang Pennsylvania công bố năm 2018, tạo một làn sóng chấn động khắp nước Mỹ vì đã ghi lại các vụ lạm dụng tình dục của trên 300 linh mục trên 1000 trẻ em trong vòng bảy mươi năm qua.

Kể từ đó, nhiều giáo phận cũng đã nhanh chóng công bố danh sách các linh mục bị buộc tội của giáo phận mình.

Các nhà nghiên cứu đàng sau nỗ lực của tổ chức ProPublica viết: “Cho đến nay trên tầm mức quốc gia tên của hơn 5 800 giáo sĩ lạm dụng đã được công bố, thể hiện bước đi toàn diện nhất về sự minh bạch của một Giáo hội công giáo bị kẹt trong một lịch sử lâu dài từ chối và chôn vùi các vụ lạm dụng tình dục của các linh mục”.

Theo họ, khi khảo sát các danh sách dẫn đến nỗ lực tổng hợp để có một cơ sở dữ liệu có thể truy cập và tham khảo được, “rất nhiều người bị cho là kẻ tấn công đã bị bỏ qua, và không có tiêu chuẩn nào để xác định ai mà mỗi giáo phận xem là người đáng bị cáo buộc.”

Tính đến ngày 20 tháng 1 – 2020, họ ghi nhận ít nhất có 178 danh sách đã được các giáo phận và các nhà dòng Mỹ công bố. Có 41 giáo phận và hàng chục dòng khác chưa làm.

Ông Terence McKiernan, chủ tịch và đồng giám đốc tổ chức Trách nhiệm giải trình của Tòa giám mục (Bishop Accountability) đã ca ngợi nỗ lực của tổ chức ProPublica “chắc chắn sẽ tăng thêm áp lực trên các giáo phận khác để họ công bố danh sách của mình”.

Ông nói với trang Crux, Giáo hội Mỹ đã chứng kiến một “làn sóng minh bạch” tiếp theo làn sóng bê bối của các vụ lạm dụng, phần lớn bị ép buộc bởi hoàn cảnh bên ngoài.

Tuy vậy ông hoan nghênh các giám mục và các giáo phận Mỹ đã công bố tên của các linh mục này, những người sống sót sau các vụ lạm dụng và các nhóm trách nhiệm đã đề nghị làm từ hai chục năm nay. Ông cũng cho biết, ông hy vọng việc này sẽ tạo một tiền lệ cho toàn thế giới.

Ông McKiernan ghi nhận: “Không có nước nào trên thế giới làm những gì mà các giám mục công giáo Mỹ làm”.

Giáo sư Massimo Faggioli, nhà sử học Giáo hội, giáo sư tại Đại học Villanova cũng mô tả việc đưa ra các dữ liệu là một “thách thức lớn”, ông nói với trang Crux nó báo hiệu một sự thay đổi quan trọng đối với việc tư nhân hóa công lý.

Giáo sư nói: “Có một cảm giác bất công và Giáo hội công giáo đã thất bại. Khi giáo dân có cảm giác Giáo hội không thể bảo đảm công lý thì khi đó sẽ có các phương tiện công lý riêng xuất hiện.”

Mặc dù vậy, giáo sư Faggioli cho biết cần thận trọng, cảnh báo rằng ông đã kiểm tra cơ sở dữ liệu của một số tên các trường hợp ông đã biết các bối cảnh của cách mà các linh mục có tên trong danh sách giáo phận.

Ông lưu ý rằng cơ sở dữ liệu thiếu sự phân biệt cần thiết giữa các linh mục bị buộc tội lạm dụng trẻ vị thành niên và các trường hợp có hành vi sai trái tình dục khác.

Ông nói, có các giám mục thiếu khả năng phê phán điều này, do sợ mất uy tín nghiêm trọng của họ đối với việc xử lý lạm dụng trong Giáo hội, điều quan trọng là phải nhấn mạnh các khiếm khuyết của một hệ thống như vậy.

Về việc một ngày nào đó có thể có một cơ sở dữ liệu toàn cầu cho các linh mục bị buộc tội mà Giáo hội công giáo có thể làm trong nỗ lực mang lại sự minh bạch, giáo sư Faggioli nói rằng, có thể có các thách thức về giáo luật, nhưng ở mức độ thực tế thì “điều này mang một ý nghĩa”.

Đặc biệt với việc các linh mục truyền giáo và các linh mục dòng thường tự do đi từ nước này sang nước khác, giáo sư nói, trong lịch sử đã có vấn đề trong việc theo dõi công việc của họ. Bây giờ với vấn đề trải rộng ra, các linh mục giáo phận cũng di chuyển đến các nước khác và có thể trong tương lai là các thành viên của phong trào giáo hội xuyên quốc gia.

Ông McKiernan cho biết, một số danh sách tồn tại không đầy đủ và cần được cải thiện: “Có những thiếu sót và những gì tổ chức ProPublica đã làm sẽ tạo áp lực nghiêm trọng lên các giáo phận để họ bổ túc các thiếu sót này”.

Một đặc tính mà ông đưa ra trong dữ liệu được đăng trên mạng nói lên “sự di chuyển chòng chéo” theo cách các linh mục này thường di động và có thể phục vụ trong các giáo phận khác nhau, với nhiều chức vụ khác nhau trong suốt sự nghiệp của họ.

Ông nhấn mạnh, qua nhiều năm tháng, nhiều giáo phận đã thất bại trong việc làm cho ăn khớp các linh mục đã phục vụ trong nhiều giáo phận khác nhau, không biết khi nào họ ở đâu và lúc nào các lạm dụng bị cáo buộc trong thời gian họ làm sứ vụ.

Ông McKiernan nói, bản chất công khai của cơ sở dữ liệu sẽ làm tăng áp lực cho tiêu chuẩn hóa khi nói đến cách các danh sách giáo phận được công bố.

Ông liệt kê một số biện pháp thực tế, mà theo ông sẽ đóng góp lớn lao trong việc cải thiện tính toàn vẹn của các danh sách, kể cả việc ghi các năm chịu chức, tên viết tắt của các linh mục bị buộc tội để có thể dễ dàng xác định chính xác hơn về linh mục đó.

Kết thúc hội nghị tháng 11 năm 2018 của Hội đồng Giám mục Mỹ (USCCB), Hồng y Chủ tịch lúc đó là hồng y Daniel DiNardo tuyên bố hội nghị thúc đẩy nỗ lực ứng phó với khủg hoảng lạm dụng, trong số các bước tiếp theo sẽ là “nghiên cứu đường hướng chỉ đạo để công bố danh sách tên các giáo sĩ đối diện với các viện dẫn đã được chứng minh của các vụ lạm dụng.”

Như trang Crux đã đưa tin, trong hai thập kỷ qua, nhiều giáo phận đã có các tiêu chuẩn khác nhau về hững gì thực sự được gọi là “cáo buộc đáng tin cậy” và ai là người quyết định khi đưa ra danh sách.

Bà Kathleen McChesney, cựu giám đốc điều hành của Văn phòng bảo vệ trẻ em (USCCB) và hiện là người lãnh đạo của tổ chức Kinsale Consulting tuyên bố: “Nói chung, đáng tin cậy có nghĩa là cáo buộc có thể xảy ra về các cá nhân liên quan, địa điểm, ngày tháng và khả năng có thể chấp nhận”.

Tháng 12 năm 2018, bà tuyên bố với trang Crux: “Các giáo phận khác dùng từ ‘khả năng có thể chấp nhận’ như định nghĩa thì cũng tương tự. Một số giáo phận xem các cáo buộc đáng tin cậy là ‘ngoài mọi nghi ngờ đáng ngờ’, trong khi những người khác đi tìm sự xác quyết hơn, nói cách khác là các sự việc phải ‘ở ngoài mọi nghi ngờ đáng ngờ’, ‘đã vững chắc’, có nghĩa là đã được chứng minh hay thừa nhận”.

Ông Chieko Noguchi, phát ngôn viên Văn phòng bảo vệ trẻ em tuyên bố với tổ chức ProPublica: “Nhận biết thẩm quyền của giám mục địa phương, và thực tế là luật pháp tiểu bang và địa phương khác nhau, quyết định để biết và làm thế nào để đưa ra danh sách tốt nhất và tuân thủ các luật báo cáo dân sự khác nhau là trách nhiệm của từng giáo phận.”

Ngày thứ ba, trang Crux đã nói chuyện với ông Noguchi và ông nhắc lại lời tuyên bố trước đây của ông về vấn đề này.

Mặc dù Văn phòng bảo vệ trẻ em không phải là cơ quan thực thi cho các giám mục, vì họ báo cáo trực tiếp với giáo hoàng, ông McKiernan dự đoán các nỗ lực như nỗ lực của tổ chức ProPublica sẽ tiếp tục gây thêm áp lực cho các giáo phận và các nhà dòng để họ tiếp tục cố gắng của mình, cung cấp thông tin vừa cho quần chúng và vừa để tiêu chuẩn hóa.

Ông McKiernan cho biết, “đây là một công việc lớn và phức tạp” nhưng ”giúp chúng tôi tập trung theo hướng phải làm để có tính minh bạch”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Danh sách các bang và số lượng các linh mục lạm dụng được cho là “cáo buộc đáng tin cậy” ở Mỹ