Làm thế nào nghĩ hài hước về oi tiền ngày chúa nhật?

162

Làm thế nào nghĩ hài hước về oi tiền ngày chúa nhật?

fr.aleteia.org, Rachel Molinatti, 2019-11-08

“Lạy Chúa cho con một chút hài hước để con có được chút hạnh phúc ở trần thế này và mang lại nụ cười cho người khác”. Những lời này của triết gia Thomas More (1478-1535) cho thấy hài hước tuyệt đối không tương phản với đời sống kitô hữu. Ngược lại là đàng khác! Aleteia xin cống hiến quý độc giả một vài chuyện cười.

“Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (Mt 19, 24). Tiền, tiền, tiền, tiền…. Như cái hố không đáy, tiền là một chủ đề mênh mông làm chảy không biết bao nhiêu mực và tạo các nút thắt trong đầu. Làm thế nào tín hữu kitô là tôi trong cách tiêu tiền, cách chia sẻ, cách đầu tư? Tôi phải bỏ oi? Bao nhiêu? Rồi các oi đặc biệt? Rồi niên liễm? Rồi cho cơ quan này, cơ quan kia? Khó để bình thản về chủ đề này. Không sao, chúng ta lúc nào cũng có thể cười. Hài hước giúp chúng ta tương đối hóa mọi chuyện và báo Aleteia chọn lọc giùm cho quý độc giả một số câu chuyện hài hước về tiền bạc chung chung để quý độc giả có một cái nhìn khác.

Cho bao nhiêu?

Hai người bạn, một người ở vùng Auvergnat, một người ở vùng Ê-cốt. Khi oi tiền bắt đầu quyên, người Ê-cốt quay về người Auvergnat nói: “Tôi cá với anh là tôi sẽ cho ít hơn anh! – Cá thì cá!”, người kia trả lời. Khi người quyên tiền đến, người Ê-cốt moi trong ví của mình và lôi ra một xu trịnh trọng bỏ vào giỏ… rồi hí hửng quay về anh bạn Auvergnat, xem chắc mình đã thắng cuộc vì chẳng có đồng tiền nào nhỏ hơn đồng xu. Nhưng ông Auvergnat không nao núng, ông nói với người đi quyên: “Đó là cho cả hai!”

Các đồng xu nhỏ

Khi thấy oi tiền quyên đầy cả tiền xu, cha xứ đưa ra nhận xét sau với giáo dân: “Anh chị em thân mến, tôi luôn lặp đi lặp lại, nhà thờ là cho người nghèo, người nghèo luôn được đón tiếp ở nhà thờ. Đúng, họ luôn là người được đón nhận. Và hôm nay tôi thấy, họ đã đến nhà thờ chúng ta.”

Cho người Thụy Sĩ

Người ta kể câu chuyện này trong các tỉnh ở Thụy Sĩ. Khi Chúa tạo dựng nên người Thụy Sĩ đầu tiên, Ngài hỏi người đó có ước mong gì không. Người Thụy Sĩ trả lời: “Dạ thưa có, con thích có núi đồi, có đỉnh núi tuyết, có đồng cỏ xanh. – Và bây giờ con có bằng lòng không? Không, người Thụy Sĩ trả lời. – Vậy bây giờ con muốn gì thêm? Con muốn trong đồng cỏ xanh có bò, bò cho sữa… Và Chúa cho bò, bò cho nhiều sữa – Con có hài lòng với sữa không? – Dạ có. Chúa có muốn uống thử không? – Được và Ngài được một ly sữa. Ngài uống một mạch và nói: Sữa này thật ngon. Con có muốn gì nữa không? – Dạ cho con xin một quan rưỡi… ”. 

Đức hạnh tiết kiệm  

Chiều thú bảy, cha xứ hỏi cha phó ngày mai cha giảng chủ đề nào. “Chà, khi con nghĩ về tất cả các lãng phí của chúng ta hàng ngày, con muốn nói với giáo dân về việc tiết kiệm. – Được, nhưng trong trường hợp này mình phải đi xin oi trước khi giảng”.

Trích sách Các hạt ngọc của cha xứ của Linh mục Bruno Delaroche (Les Perles du curé, nxb. Artège, tháng 10-2019)

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch