Tín hữu kitô và tiền: phải cho gì?
fr.aleteia.org, Pierre de Lauzun, 2019-04-21
Pierre de Lauzun: Cho đi là bổn phận thiết yếu của tín hữu kitô, vì của cải và tiền bạc được giao phó cho chúng ta là để vì lợi ích chung. Việc sử dụng tiền là kết quả của nghĩa vụ quốc gia của chúng ta, rồi sau đó chúng ta được mời gọi để chi tiêu hữu ích, để đầu tư và để cho. Cụ thể, chúng ta phải xem xét chúng ta được gọi để cho bao nhiêu. Đây là câu hỏi thứ hai trong loạt bài trang Aleteia nói về tín hữu kitô và tiền.
Từ thiện hay quà đóng góp, mối quan tâm truyền thống của kitô giáo vẫn luôn duy trì cho đến ngày nay. Nó vẫn còn quan trọng để cho dù việc phân bố lại tiền chúng ta đóng thuế đã rất cao trong xã hội ngày nay. Mỗi người đều có trách nhiệm về lòng rộng lượng của mình, nhưng tiền thập phân (10% thu nhập của chúng tai) là mức đánh dấu nền tảng.
Từ thiện, mối quan tâm truyền thống của kitô giáo
Thánh Tôma Aquinô đã nói gì với chúng ta về từ thiện? Câu hỏi mà ngài đặt ra liên quan đến việc bố thí, là: “Chúng ta phải cho gì?” Điều 6 cho chúng ta biết, chúng ta không phải cho những gì “không thể thiếu” cho chính mình và cho người thân của mình, ngoại trừ nhu cầu của công chúng quá rõ ràng. Sự cần thiết như vậy được đo lường theo tình trạng hay điều kiện của chúng ta, hoặc của những người chúng ta mang trách nhiệm, nhưng rõ ràng không thể ấn định chính xác một ưu tiên nào đó. Với một số lượng chi tiêu nào đó, chúng ta luôn có thể thêm hoặc cắt giảm đáng kể: chúng ta có thể lượng chừng chi tiêu thêm mà không vượt quá mức cần thiết, hoặc ngược lại cắt giảm rất nhiều, nhưng vẫn phải xem coi còn để đủ sống không.
Chúng ta cần trung thực xem lại, vấn đề này tùy thuộc vào tình trạng, hoặc vào sự hội nhập của chúng ta trong xã hội. Đây là điều kiện tiên quyết cần thiết. Chừng nào chúng ta còn ở dưới mức này thì chúng ta có thể cho, nhưng đây không phải là bổn phận tuyệt đối, hiểu rằng người nào cho để không còn sống theo địa vị và điều kiện của mình, hành động theo cách đó là “mất trật tự”. Nói cách khác, theo Thánh Tôma Aquinô, chúng ta phải ý thức để xác định mức chi tiêu mà chúng ta cần để sống cách nào cho phù hợp với địa vị chúng ta có trong xã hội. Do đó chúng ta có thể hạn chế mức này, nhưng không vi phạm vì nếu chúng ta nén nó quá mức, chúng ta có tội. Các ngoại lệ duy nhất cho nguyên tắc này, có nghĩa là các trường hợp chúng ta có thể cho và cho rất nhiều – dĩ nhiên ngoài trường hợp ø chúng ta có thể thu hồi lại dễ dàng những gì mình đã cho, hoặc thích ứng với sự thiếu thốn, hoặc chúng ta không còn ai để lo, hoặc không còn ai phụ thuộc vào sự lựa chọn chi tiêu của mình -, đó là khi chúng ta có một thay đổi lớn trong đời sống như đi tu và mặt khác là do các nhu cầu tuyệt đối, quan trọng nhất vì an toàn công cộng đòi hỏi.
Trường hợp bà góa trong Tin Mừng
Chúng ta có thể có khuynh hướng chống lại trường hợp bà góa trong Tin Mừng, bà được Chúa Giêsu nêu cao vì đã cho những thứ cần thiết nhất của mình để sống, chứ không phải cho của thặng dư như người giàu chung quanh Ngài. Như thế bà cho nhiều hơn họ, dù món tiền cho của bà có giá trị tối thiểu nhất (Mc 12, 41). Trên điểm này, Thánh Tôma trả lời: không thể đòi hỏi một món quà tặng như thế này. Thêm nữa, sẽ không biện minh được vì việc cho như thế này là tự tử, có thể vì thế mà chết đói. Thực tế bà đã phải chịu thiếu thốn khi cho như vậy, nhưng sự sống của bà không bị đe dọa: điều này rất tốt, nhưng không phải là một tiêu chuẩn, ngoại trừ Chúa xin chúng ta. Và không được gây tổn hại nghiêm trọng đến chính chúng ta hay đến người tùy thuộc vào chúng ta: có thể đây là hành động phó thác hoàn toàn vào Quan phòng, chỉ có thể xảy ra sau khi nghe tiếng gọi rất cụ thể.
Cho ai?
Còn về người nhận, theo điều 9, tiền từ thiện trước hết phải cho những người gần nhất, nhưng phải xem xét phẩm tính của người nhận (theo Thánh Tôma là mức độ thánh thiện) và lợi ích dưới góc cạnh lợi ích chung. Một món tiền từ thiện như thế có thể rất nhiều như điều 10 nêu ra, ít nhất là từ quan điểm của người cho. Ngược lại về phía người nhận, chúng ta chỉ cho nếu đó là nhu cầu thật sự, không cho những chuyện phù phiếm; thật vậy, vì sẽ thích hợp với lòng quảng đại khi cho số tiền này cho những người nghèo khác. Cụ thể hơn, chúng ta phải tính món tiền từ thiện của mình hoặc trong sự giúp đỡ mình mang lại, tình trạng của người nhận và nhu cầu của họ: cho đến nay người đó đã sống trong bối cảnh ưu tiên có thể có nhiều nhu cầu hơn người khác, hoặc họ là những người lớn tuổi hay những người yếu đuối.
Cũng trong tinh thần này, Đức Lêô XIII trong Tông thư Tân sự nói về đời sống của người lao động nghèo (Rerum novarum, 19, 2-3-5 et 6) : “Không ai có nghĩa vụ phải giúp người anh em để cắt giảm những thứ cần thiết của mình, hoặc của gia đình mình, thậm chí lấy đi những gì tương hợp của người đó. Trên thực tế, không ai phải sống trái với các chuyện tương hợp. Nhưng ngay khi chúng ta đồng ý phải sống đúng với sự cần thiết hay tương hợp, thì đây là một bổn phận phải cho phần thặng dư cho người nghèo… Bất cứ ai nhận dư giả từ lòng nhân lành của Chúa, dù đó là của cải bên ngoài và từ thể xác, dù đó là hoa trái của tâm hồn, đã nhận được trong mục đích để chúng phục vụ hoàn hảo cho chính mình, và trong tư cách là sứ vụ viên của Chúa Quan phòng, họ cứu giúp các người khác.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Tín hữu kitô và tiền: phải chi tiêu gì?
Kinh Truyền Tin 22-9-2019: Khi Đức Thánh Cha dạy cách dùng tiền