Trung tâm Akamasoa cứu các trẻ em lao động ở Madagascar

99

Trung tâm Akamasoa cứu các trẻ em lao động ở Madagascar

vaticannews.va, Antonella Palermo, Antananarivo, 2019-09-08

Nhân phẩm của trẻ em, của những người lao động bị bóc lột, của những người nghèo là một trong các mối quan tâm lớn nhất của Đức Phanxicô. Ngày chúa nhật 8 tháng 9, Đức Phanxicô sẽ đến thăm “Thành phố tình bạn”, một kinh nghiệm của tình đoàn kết, ngay gần bãi rác của thủ đô Madagascar, một kinh nghiệm bắt đầu từ ba mươi năm trước đây do linh mục Dòng Ladarô Pedro Opeka thành lập / Antonella Palermo – Antananarivo

Chỉ cách trung tâm thành phố tám cây số nhưng muốn đến đó trong những ngày có chuyến thăm của Đức Giáo hoàng thì phải mất một tiếng rưỡi. Linh mục Pedro Opeka nhà truyền giáo Argentina, người gốc Croatia đến đây năm 1970, cha đang đi ngoài làng, chúng tôi được hai phụ nữ quản lý các trường tiểu học và trung học chào đón thân tình. Trung tâm Akamasoa là động cơ mạnh cho sự phát triển toàn diện không thể thiếu của con người. Đó là hiệp hội nhân đạo của Madagascar được thành lập để chống nạn đói nghèo và giúp tái hòa nhập kinh tế và xã hội cho những người nghèo nhất. Hiệp hội có thành lập năm trung tâm tiếp nhận bao gồm 17 ngôi làng nơi có khoảng 3.000 gia đình đã định cư. Tổng cộng hiện nay có 25 000 người sống ở đây, trong đó hơn 60% là trẻ em dưới mười lăm tuổi.

Quyền được giáo dục

Linh mục Pedro người mỉm cười, vui vẻ, và dấn thân, cha giải thích: “Vấn đề lao động trẻ em là một vấn đề khó khăn được đặt ra ở Madagascar”. Khi cha đi qua, các trẻ em chạy đến ôm đầu gối, mọi người chào đón cha với khuôn mặt rạng rỡ, họ cảm thấy họ được nhìn với sự tôn trọng, với đức ái kitô chân thực nhất. “Trẻ em đau khổ vì gia đình nghèo, rất nghèo … và cha mẹ bắt con đi làm việc chứ không đi học. Các cha mẹ và Nhà nước không can thiệp vào việc này. Tuy nhiên, có một luật ở đây, theo đó trẻ em và các trẻ vị thành niên phải được đi học”. Mười bốn ngàn trẻ em phải được đến trường. Sự tố cáo của các tu sĩ là rõ ràng và bắt buộc. Nếu chúng ta không bắt đầu từ cơ sở thiết yếu của các công cụ tri thức, thì không có sự phát triển hay nhận thức về giá trị của chính mình. Linh mục Pedro giải thích: “Ở Akamasoa, tất cả trẻ em đều đến trường, tất cả. Sau giờ học, các trẻ em sẽ giúp mẹ. Và điều này thật quý báu và thật đẹp”. Chúng tôi có bốn trường tiểu học và bốn trường trung học, các trường mẫu giáo và vườn trẻ. 

Hình ảnh Chúa Giêsu thợ mộc

Để đến công trường xây dựng Mahatazana, nơi đặt bàn thờ đá để Đức Phanxicô đến, chúng tôi dừng lại trước một khu vực rất quan trọng: một mái vòm tượng trưng cho Thánh gia, với hình Chúa Giêsu thợ mộc ở trung tâm, linh mục Opeka giải thích: “Ở đây chúng tôi cử hành phụng vụ ngoài trời, đó là nơi cho những ai muốn họp nhau cầu nguyện giữa thảm thực vật”. Mọi thứ đều bụi bặm, ánh sáng chói lóa rất mạnh, trẻ em chơi giữa các khối đá với quả bóng làm bằng giấy và một sợi dây. Trong khi chờ đợi, chúng tôi đi qua một trong hai điểm của các ngôi làng nơi chúng tôi có thể lấy nước. Một dòng nước nhỏ, hàng chục bi-đông nước chờ được lấp đầy. Một hàng dài chờ nhưng sự mệt mỏi được giảm qua các công việc chuẩn bị.

Linh mục Pedro nói ngay, các người vô gia cư, những người bị tước đoạt tất cả sẽ không có phẩm giá và sự tự lập nếu chính họ không trở thành nhân vật chính trong việc cứu mình. Một trung tâm tiếp nhận lượng định các nhu cầu của những người đến xin ở đây. Mỗi năm có 30 000 người nghèo đến trung tâm Akamasoa xin giúp đỡ; một khi họ được nhận, họ phải cam kết làm việc hàng ngày. Ngược lại, trung tâm Akamasoa tạo điều kiện giúp họ tái hội nhập vào xã hội: tạo công việc để xây dựng các căn nhà bằng gạch, làm các công việc thủ công, nông nghiệp, mộc, cơ khí và hàn. Những ai muốn quay trở về làng gốc đều được giúp đỡ để có được tự lập kinh tế: trung tâm cho họ dụng cụ và trả chi phí dọn nhà. 

Lòng biết ơn đối với chuyến đi của Đức Phanxicô

“Chúng tôi cám ơn Đức Giáo hoàng đã đến đây”. Linh mục Pedro cảm thấy hòn đảo ở ngoại ô này được chiếu sáng hơn bao giờ hết. Cha không tiếc lời, như viên đá được giả nhỏ thành sỏi: “Cuộc sống hàng ngày ở đây là cả một đấu tranh. Đức Phanxicô đến đây mang sự can đảm đến cho tất cả các em, các bà mẹ, các gia đình tiếp tục chiến đấu hàng ngày chống nạn nghèo đói và mang lại nhân phẩm cho con người”. Linh mục nói “cám ơn” hai lần, với một trái tim tràn đầy nhiệt huyết nhưng với đôi chân vững chãi trên mặt đất. Một khí chất cương quyết, một phong cách không ngừng lại ở sự tự mãn chai cứng.

Tin tưởng vào đường hướng lãnh đạo chính trị mới

Ngài nói: “Dân tộc Madagascar là một dân tộc phi thường.” Yêu người, yêu hòa bình, yêu đời, chúng tôi tin tưởng vào đường hướng chính trị mới vừa bắt đầu trong các lần bầu cử gần đây: “Bây giờ chúng tôi có một chính phủ mới sẽ bắt đầu làm việc. Chúng tôi tin tưởng tân tổng thống, người trẻ, người muốn chống lại nạn nghèo đói vì phẩm giá cho người dân của mình”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Đức Giáo Hoàng Madagascar-Gặp Thành Phố Tình Bạn – Đừng bao giờ đầu hàng nghèo đói

Hình ảnh buổi gặp Đức Phanxicô tại trung tâm Akamasoa

Xin đọc thêm: Đức Phanxicô khen ngợi cha Pedro, “vị thánh sống”, nhà vô địch của người nghèo ở Madagascar

Cha Pedro, tông đồ của người bị ngoài lề ở Madagascar

Đối với linh mục Pedro, giáo dục là ưu tiên tuyệt đối

Linh mục  Pedro: “Chúng ta cùng tạo các ốc đảo hy vọng”