Điều gì tạo nên sự hiệp thông kitô giáo?
Ronald Rolheiser, 2019-06-17
Vấn đề quan hệ qua về giữa các giáo hội chúng ta ngày nay là một vấn đề quan trọng, quan trọng và đau đớn. Tôi khá lớn tuổi để có thể nhớ lại một lần khác, thật ra là hai lần khác.
Đầu tiên khi còn là một cậu bé lớn lên trước Công đồng Vatican II, việc liên lạc giữa các kitô hữu không phải là công giáo la mã với nhau là chuyện cấm kỵ. Chuyện này không thể có. Một người không theo quy tắc có thể dám liều, nhưng họ sẽ được nhắc nhở nếu chuyện này được biết đến. Rồi mọi sự đã thay đổi. Trong những năm sứ vụ đầu tiên, tôi làm việc ở nhiều giáo phận và trong các dịp đặc biệt như đám cưới, đám tang, các buổi gặp mặt giữa các giáo hội thì việc liên lạc với nhau là phổ biến, ngay cả còn được khuyến khích. Là linh mục chủ sự trong các buổi gặp gỡ này, trong tinh thần tích cực, tôi được phép mời những người không công giáo nhận bí tích Thánh Thể, trong chừng mực đức tin riêng và cảm nhận của họ cho phép.
Rồi thời gian đó đã kết thúc. Trong vòng mười năm, vào giữa những năm 1990, những người trong chúng tôi chủ sự các buổi lễ công giáo la mã được yêu cầu không được mời các người công giáo không theo la mã nhận bí tích Thánh Thể dù trong bất cứ dịp nào. Lý do đưa ra, bí tích Thánh Thể giữa tín hữu chúng ta là một hành vi mật thiết, chúng ta chỉ có thể chia sẻ với nhau, và sự chia sẻ mật thiết này, cũng như trong hôn nhân là phải trung thực và có ý nghĩa, đòi hỏi chúng ta phải hiệp thông với nhau; các khác biệt về giáo điều, giáo hội học, về một số vấn đề đạo đức đơn giản là chúng ta không hiệp thông trọn vẹn. Hơn nữa, lập luận cho rằng nỗi đau không thể nhận được sự hiệp thông với các giáo hội khác sẽ là động lực thúc đẩy chúng ta cố gắng hơn nữa để cùng nhau học hỏi chung quanh giáo điều, giáo hội và đạo đức của chúng ta.
Vậy cần phải nói thêm gì về điều này? Trước hết, đó là sự thật và nó có giá trị của nó, ngoại trừ một ý tưởng được gợi ra, phải loại ra khỏi lập luận và phải được xem xét kỹ lưỡng, cụ thể là phải hiểu khái niệm chúng ta chưa hiệp thông đủ với người khác để chia sẻ bí tích Thánh Thể vì các khác biệt về giáo điều, giáo hội học và một số vấn đề đạo đức.
Là tín hữu kitô, hiệp thông với nhau trong đức tin có nghĩa là gì, ít nhất là đủ hiệp thông để nhận bí tích Thánh Thể ở bàn của người khác? Điều gì tạo nên sự mật thiết đích thực trong đức tin?
Về mặt thần học, rõ ràng bí tích rửa tội làm cho chúng ta cùng ở trong một gia đình. Tất cả tín hữu kitô đều nắm vững điều này và cả Tin Mừng. Thánh Phaolô thừa nhận thêm một phẩm chất liên quan đến việc rước lễ. Tuy nhiên ngoài vấn đề thần học, còn có vấn đề về giáo hội học: nếu cộng đồng kitô hữu chúng ta chia sẻ với nhau qua phép rửa tội, thì chúng ta thuộc về các giáo hội khác nhau và các gia đình sẽ có khuynh hướng ăn riêng trong nhà của họ. Đúng thêm một lần nữa. Nhưng sau đó một câu hỏi khác được đặt ra: khi nào thì chúng ta ăn ở một gia đình khác và khi nào thì không?
Câu hỏi sâu sắc hơn cần đặt ra là, điều gì tạo nên được sự mật thiết trong đức tin và điều gì tạo nên sự mật thiết để biện minh cho việc cùng nhận bí tích Thánh Thể chung, trước hết, không phải là sự liên kết trong giáo điều hay trong giáo hội nhưng trong sự hiệp nhất với Thần Khí. Điều gì làm cho tín hữu kitô chúng ta hiệp nhất? Khi nào chúng ta là một gia đình trong đức tin?
Có lẽ không có bản văn nào rõ hơn là chương 5 của thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Ga-lát. Ngài bắt đầu bằng cho chúng ta biết điều gì không đem lại sự nên một trong Chúa Thánh Thần. Chúng ta không sống trong Thần Khí cũng không kết hiệp với nhau, nếu chúng ta sống trong xung đột, ghen tương, giận hờn, cãi vã, bất đồng, phe phái, ghen tị, thờ ngẫu tượng, theo phù thủy hoặc ngoại tình. Đó là những dấu hiệu không thể sai lầm làm cho chúng ta không hiệp thông với nhau. Nhưng nếu chúng ta sống hiệp thông đích thực, mật thiết trong đức tin, trong cùng một gia đình thì khi đó chúng ta sống trong niềm vui, đức ái, kiên nhẫn, tốt lành, đau khổ, trung thành, dịu dàng và khiết tịnh. Sống bên trong những điều này là những gì tạo nên sự hiệp thông kitô giáo, tạo thành một đơn vị, tạo tình mật thiết với nhau. Các khác biệt về một vài vấn đề liên quan đến giáo điều, giáo hội và đạo đức trên thực tế chỉ là thứ yếu. Điều quan trọng nhất là liệu quả tim chúng ta có đầy lòng bác ái hay giận dữ, tốt lành hay bè phái, bình an hay xung đột, thiếu kiên nhẫn hay khiết tịnh. Chúng ta hiệp thông nhiều hơn, kết hiệp trong đức tin nhiều hơn với người khác giáo phái nhưng có quả tim được nung nấu bởi đức ái, có lòng kiên nhẫn, có lòng tốt hơn là với người trong cùng giáo hội nhưng họ có quả tim giận dữ, ghen tị và phán xét. Sự khác biệt về giáo hội không phải là tiêu chí thực sự.
Điều gì tạo nên sự mật thiết biện minh cho việc rước lễ liên hiệp thông? Tôi không phải là giám mục và quyết định mục vụ về vấn đề này không thuộc thẩm quyền của tôi. Là người con trung thành với giáo hội, tôi tin tưởng Chúa Thánh Thần hoạt động qua những người, qua các văn phòng được ủy thác để đưa ra quyết định này. Tuy nhiên là thần học gia, tôi cũng có một nhiệm vụ phải làm. Công việc của tôi là xem xét các vấn đề này và mang đến các tài liệu thần học và Thánh Kinh.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch