Thành công ngoài sức tưởng tượng của phong trào Hướng đạo Pháp
famillechretienne.fr, Élisabeth Caillemer và Antoine-Marie Izoard, 2018-06-19
Từ trái qua phải: Ông Michel-Henri Faivre (AGSE), bà Marie Mullet-Abrassart (SGDF) và ông Benoit de Vergnette (SUF) ©J.LARIVE_MYOP POUR FC
Màn hình xâm chiếm, khó giữ cam kết giữa một thế giới luôn chuyển động, thách thức trong việc trao truyền đức tin… phong trào hướng đạo trong nét đa dạng của mình chưa bao giờ mang đến nguồn hỗ trợ giáo dục cho các gia đình như bây giờ. Chúng tôi có bài phỏng vấn ba nhân vật chính trong phong trào Hướng đạo Pháp.
Ông Michel-Henri Faivre, 53 ans. Tổng thư ký hướng đạo (nam) tổ chức Hướng đạo sinh và Trưởng Âu châu từ năm 2015. Ông là sĩ quan trong quân đội, lập gia đình và có bảy người con.
Bà Marie Mullet-Abrassart, 34 tuổi. Chủ tịch Hướng đạo sinh và Trưởng nước Pháp từ tháng 6 năm 2017. Bà làm ở hãng Danone có nhiệm vụ trong các quan hệ xã hội, lập gia đình và có một con.
Ông Benoit de Vergnette, 50 tuổi. Chủ tịch hội Hướng đạo Pháp từ năm 2012. Ông là giám đốc Nhân sự trong công nghiệp ở Rouen, lập gia đình và có năm con.
Phong trào hướng đạo ở Pháp hiện nay như thế nào?
Bà Marie Mullet-Abrassart – Tất cả các phong trào khác nhau trong hướng đạo ở Pháp đều hoạt động tốt. Từ bốn đến năm năm nay, chúng tôi nhận thấy có một sự bùng nở thật sự đến mức chúng tôi không thể đáp ứng tất cả yêu cầu.
Ông Benoit de Vergnette – Thảm kịch Perros-Guirec (năm 1998) đã tác động đến toàn thể phong trào hướng đạo. Các gia đình rất lo lắng cho an toàn con cái của họ. Họ thiếu tầm nhìn về khuôn khổ và sự giáo dục của hướng đạo. Bây giờ tất cả phong trào đã được lớn lên.
Ông Michel-Henri Faivre – Nhờ sự nghiêm túc của các phong trào chúng tôi và cách chúng tôi quản lý các sinh hoạt, dần dần sự tin tưởng đã trở lại. Từ ba năm nay, Hướng đạo Âu châu đã vượt quá con số trước khi có thảm kịch này.
Làm thế nào để giải thích sự thành công này?
Ông Benoit de Vergnette – Phong trào hướng đạo là lời mời gọi để mang lại hạnh phúc. Và hạnh phúc là chia sẻ. Các bạn trẻ làm chứng cho những gì họ sống ở đây và làm cho các bạn trẻ khác cũng muốn đến đây sống. Phong trào mang đến một khoảng không gian tự do, phiêu lưu mà các bạn không gặp ở nơi nào khác, trong tinh thần đơn sơ, với sự thật, với việc quay về với thiên nhiên. Tôi nghĩ các gia đình giao con cái họ cho các phong trào đều muốn con mình được trưởng thành.
Bà Marie Mullet-Abrassart – Tôi nghĩ hướng đạo đáp ứng cho một hệ thống giá trị mà các gia đình ngày nay rất cần: sống chung, trong tinh thần tôn trọng khác biệt, tiếp xúc với thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi sinh cho các thế hệ sau… Trên các chủ đề này, phong trào hướng đạo mang lại các câu trả lời thích hợp. Cái hay của hướng đạo là nó hiện đại mãi mãi!
Bà Marie Mullet-Abrassart – Tôi xin nói thêm: sự thu hút các bạn trẻ muốn học để tự lập trong một xã hội mà tất cả mọi sự đã được “nấu sẵn” cho các em, các em được bảo vệ quá mức, phong trào hướng đạo đề nghị một sự tự lập có chủ đích và nghệ thuật sư phạm phù hợp cho mỗi em. Điều lôi cuốn các em là nguyên tắc giáo dục người trẻ bởi người trẻ.
Cuối cùng, chúng tôi được xem là phong trào giáo dục bổ túc cho giáo dục các em đã nhận ở nhà và ở trường. Tôi gặp rất nhiều gia đình họ gắn bó với chiều kích thiêng liêng. Họ thấy con họ đi hướng đạo sống được kinh nghiệm thiêng liêng mà các cấu trúc theo lẽ tháp tùng con cái họ trong đức tin đã không còn làm được. […]
Có sai không khi nghĩ rằng nơi Hướng đạo sinh Pháp việc loan báo đức tin thì tùy theo nơi, tùy theo trưởng không?
Bà Marie Mullet-Abrassart – Tôi đã phải trả lời câu hỏi này liên tục. Ngày nay, không có cách nào gọi là cách công giáo. Các người trong ban Hướng đạo sinh và Trưởng là người công giáo, họ hoàn toàn ở trong Giáo hội. Thực sự có các trưởng không biết rõ cách nào để trao truyền đức tin. Điều làm cho tôi được trấn an là họ đặt các câu hỏi và họ tiến bước. Có thể họ vụng về, có thể họ không làm tốt theo quy tắc như chúng ta mong muốn, nhưng dù sao họ rất cố gắng. Họ đưa ra chọn lựa, là Hướng đạo sinh, họ chấp nhận đối thoại và đi trên tiến trình này.
Tôi thấy điều này rất cần thiết trong xã hội chúng ta. Và tôi thích các trưởng đặt câu hỏi hơn là áp dụng các công thức mà không hiểu chúng, dù họ không phải là người công giáo hoặc làm cho có vẻ có một hình ảnh. Tôi cảm thấy mình là người công giáo trọn vẹn và ở trong xã hội ngày nay và tôi nghĩ tôi mời gọi phong trào của tôi cũng làm như thế. Sau đó thì họ chọn cách mà họ muốn được là. […]
Quý vị cho mình một hình ảnh khá hòa dịu của tình huynh đệ trong phong trào hướng đạo. Có còn các cuộc chiến nhỏ giữa các phong trào?
Ông Benoit de Vergnette – Có thể có những chuyện giữa những người địa phương với nhau, nhưng ở tầm vóc quốc gia nhân ngày kỷ niệm 100 năm thành lập phong trào (năm 2007) thì chúng tôi xích lại gần nhau. Chúng tôi đã ôn lại nguồn gốc chung của mình, chúng tôi quyết tâm tạo dịp để gặp nhau, những dịp này luôn là một niềm vui lớn.
Ông Michel-Henri Faivre – Tất cả chúng tôi đều theo đuổi cùng một mục đích với các tiếp cận sư phạm khác nhau. Điều này cũng là dịp để cho các gia đình có một chọn lựa thật sự.
Bà Marie Mullet-Abrassart – Chúng tôi không có gì để thắng khi chia rẽ nhau mà là mất tất cả, đó chỉ là một quan điểm chính trị. Chúng tôi làm sao để cổ động một phong trào hướng đạo chung chứ không riêng, chúng tôi dựa trên sự khác biệt của mình như một nguồn làm cho phong trào được phong phú. Và điều này đặc biệt thấy rõ trong phong trào hướng đạo công giáo. Chúng tôi phải nêu gương cho các bạn trẻ. Các thế hệ đã đi qua. Chúng tôi không sống trong da thịt mình các chia rẽ đã đánh dấu trong lịch sử hướng đạo Pháp, vì thế đơn giản nhất cho chúng tôi là sống trong tinh thần hòa dịu.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Phong trào hướng đạo, trường học của thánh thiện
Hướng đạo sinh châu Âu sẽ gặp Đức Phanxicô ngày 3 tháng 8
Hướng đạo sinh vùng Montrouge, nước Pháp
Hướng đạo sinh vùng Haut-Rhin, nước Pháp
Hướng đạo sinh vùng Yvelines, nước Pháp
Các sinh hoạt hướng đạo