“Đặt cược vào lòng tin tưởng lúc nào cũng có rủi ro”
Đức Phanxicô và Quốc vương Mohammed VI, tại thủ đô Rabat, Marốc thứ bảy 30 tháng 3-2019
la-croix.com, Marie Malzac, 2019-03-29
Linh mục Amir Jajé. / Ideo
Theo Linh mục Amir Jajé thì Đức Phanxicô không “ngây thơ” khi đối diện với người hồi giáo, ngài tin “đối thoại là cần thiết nếu mình muốn trung thành với Chúa Kitô.” Nhưng đặt cược vào lòng tin lúc nào cũng có các rủi ro. Linh mục Amir Jajé, người Irak, ngài thuộc Dòng Đa Minh và là thành viên trong Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.
Bàn tay Đức Phanxicô đưa ra cho người hồi giáo bị một số người cho là ngây thơ. Theo cha có đúng không ?
Linh mục Amir Jajé: Giáo hoàng không hành động như một người thường nhưng nhân danh thẩm quyền thiêng liêng của mình. Với thẩm quyền này, ngài đưa ra đường hướng được cảm hứng bởi Tin Mừng và mời gọi chúng ta đi theo. Khi đưa ra đường hướng đối thoại với người hồi giáo, ngài cho thấy rõ Giáo hội được gọi để trở thành vectơ hòa bình, chứ không phải xung đột. Ngài nhận thức đây là lãnh vực rất trơn trợt, đầy trở ngại. Ngài không ngây thơ nhưng ngài biết, chúng ta không có chọn lựa nào khác ngoài đối thoại, nếu chúng ta muốn trung thành với Chúa Kitô.
Làm thế nào để giáo hoàng hội nhập vấn đề tín hữu kitô Trung Đông vào trong tiến trình của ngài?
Thái độ này cũng là nhằm để giúp tín hữu kitô ở Trung Đông. Chúng ta đã thấy điều này sau cuộc tranh cãi do giải thích sai lời của Đức Bênêđictô XVI ở Ratisbonne năm 2006. Lời của giáo hoàng có một tác động trực tiếp trên đời sống người dân ở các nước đại đa số người dân là người hồi giáo. Giai đoạn này dẫn đến sự đổ vỡ mối quan hệ giữa Al-Azhar và Vatican, Al-Azhar là thẩm quyền thế giá của người hồi giáo sunnit. Đức Phanxicô, khi đến gần Giáo sĩ Ahmed Al Tayeb, ngài muốn lật qua một trang đau đớn của giai đoạn này.
“Đức Giáo hoàng biết nói những chuyện không làm tổn thương người nghe”
Như thế đối thoại với hồi giáo chỉ là một phần của chiến lược?
Không, đối thoại là một phần trong xác tín sâu đậm của Đức Phanxicô. Đây không phải là để cho thấy hình ảnh tích cực, nhưng để làm theo một nguyên tắc mà ngài tin, tầm quan trọng của người gieo hòa hợp, vượt lên các chia rẽ của căn tính. Nhiều người đã phẫn nộ khi Đức Phanxicô đem các gia đình tị nạn hồi giáo về theo mình trong chuyến đi Lesbos, Hy Lạp năm 2016. Làm sao giáo hoàng lại không ưu tiên cho tín hữu kitô? Nhưng khi ngài hành động mạnh mẽ như vậy, ngài muốn cho thấy Giáo hội đón nhận toàn nhân loại chứ không phải chỉ những người ở trong Giáo hội. Đức Phanxicô muốn gần với sự đau khổ của con người nói chung.
Khi người ta nói với ngài về các cuộc chinh phục của người hồi giáo, ngài trả lời tín hữu kitô cũng xây dựng sự bành trướng của mình qua các cuộc chinh phục. Cũng vậy, ngài so sánh bạo lực đáng lên án của hồi giáo với bạo lực do tín hữu kitô gây ra. Một số người hiểu sai các so sánh này.
Hiện nay hồi giáo đang trải qua cơn khủng hoảng rất nặng. Bằng cách công nhận các điểm yếu của mình, Đức Phanxicô đã rất can đảm để phục vụ cho sự thật và … cho đối thoại. Dĩ nhiên, các so sánh có các giới hạn của nó. Nhưng theo tôi, trước hết Đức Phanxicô tìm cách không khép kín người hồi giáo vào trong các khó khăn của họ, đặt họ trong một tình trạng có thể củng cố các tư thế bản sắc của họ. Sự chữa lành cho hồi giáo phải đến từ bên trong. Ngài không muốn đến từ bên ngoài đến đưa ra các bài học đạo đức. Ngược lại, những gì ngài có thể làm là cùng làm việc với những người hồi giáo có thiện chí.
Nhưng tiến trình này có nhiều rủi ro không?
Dĩ nhiên là có. Khi cá cược trên lòng tin tưởng, ngài biết không chắc mình sẽ có kết quả như mong chờ. Ở mức độ các cộng đoàn, các mong chờ lại còn tế nhị hơn. Ở Irak nơi tôi sống, tín hữu kitô chịu thiết hại trực tiếp từ cuộc khủng hoảng hồi giáo này. Trong các gia đình, cha mẹ nói với con cái phải dè chừng người hồi giáo, sớm hay muôn họ có thể phản bội mình. Vì thế khi giáo hoàng đi một bước tiến về người hồi giáo, họ cho rằng ngài bị lầm, ngài phải thấy, ngài làm như vậy vì ngài không rõ về họ. Ngay trong cộng đoàn Dòng Đa Minh của tôi, cũng không phải dễ để giải thích vì sao tôi làm việc trong Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn. Chúng ta có thể hiểu thái độ rất nhân tính này. Đức Phanxicô đưa ra con đường. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải kiên nhẫn. Lịch sử sẽ cho thấy Đức Phanxicô có lý khi ngài muốn có đối thoại.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Marốc, vùng đất tiếp nhận và quá cảnh của người di dân
Đức Phanxicô đến Marốc: Bàn tay đưa ra với hồi giáo và người di dân
Chuyến đi Marốc: Đức Phanxicô sẽ nhận một cây arganier và một bức khắc
Một vài hình ảnh Đức Phanxicô đến Marốc ngày 30 tháng 3-2019
Xe Đức Phanxicô và xe Quốc vương Mohammed VI đi song song bên nhau để đến Quảng trường Đền thờ Hồi giáo Hassan, thủ đô Rabat, Marốc