Naoki, cha Phật giáo, mẹ Do Thái giáo, vì sao tôi đi dự Ngày Thế giới Trẻ?
Naoki, 29 tuổi, cha Phật giáo, mẹ Do Thái giáo, rửa tội năm ngoái, người trẻ của giáo phận Paris.
famillechretienne.fr, Guilhem Dargnies, Panama, 2019-01-24
Naoki, 29 tuổi, thanh niên trẻ của giáo phận Paris đang có mặt ở Panama. Xuất thân từ một gia đình có lòng tin, anh kể con đường từ khi anh ghi tên vào sinh hoạt với ban tuyên úy cho đến khi anh rửa tội năm ngoái.
“Tôi xém không đi được ngày JMJ. Tôi thấy quá đắt, quá xa và nhất là tôi có nhiều việc phải làm. Nhưng giáo phận Paris đặc biệt kêu gọi các tân tòng nên đi đến đó. Tôi mới rửa tội ngày 31 tháng 3, trong ngày Canh thức Phục Sinh…
Tôi không xuất thân từ gia đình công giáo: cha tôi người Nhật, tôi còn nhớ ông nội tôi cầu nguyện trước bàn thờ Phật. Gia đình mẹ tôi Do thái giáo. Như thế với cha mẹ tôi, tôi không biết đạo công giáo là chuyện vô lý. Vì thế năm lớp 6 cha mẹ ghi tên tôi vào sinh hoạt với ban tuyên úy. Tôi sinh hoạt ở đây trong vòng 5 năm, cho đến năm lớp đệ nhị… Tôi vào hướng đạo Pháp cũng nhiều năm. Và thế là tôi theo một tiến trình cổ điển của đạo công giáo nhưng không rửa tội!
Rồi tôi về thành phố Lille để học. Tôi đi lễ Giáng Sinh và Lễ Lá vì những lý do riêng. Chỉ như thế. Rất sơ sài.
Tuy nhiên trong thời gian này, tôi nhận ra là tôi phải rửa tội. Tôi tự nhủ: “Tôi không thể có một tiến trình công giáo như tôi đang có mà không đi đến cùng. Tôi phải học giáo lý. Nhưng ở phân khoa kỹ sư, người ta đòi hỏi chúng tôi phải di chuyển thường xuyên: có thể phải dọn nhà một đến hai lần trong ba năm! Như vậy tôi phải tạm thời để vấn đề này qua một bên.
Rồi tôi khám phá ra một nơi: nhà nguyện Đức mẹ Thiên thần ở quận 6. Nhà nguyện này thuộc giáo xứ Đức Mẹ Cánh đồng. Tôi biết giáo xứ này qua âm nhạc, tôi ở trong ca đoàn với các bạn và hát phần nhạc thiêng liêng. Tôi bắt đầu tập hát ở đó và tôi gặp được các bạn trong cộng đoàn này và tôi rất thích.
Tôi cũng rất thích tinh thần và đặc sủng của linh mục ở đây. Và tôi cũng thích một vài tập tục, tập tục đơn giản chỉ là chào người bên cạnh trước khi lễ. Đơn giản nhưng có nghĩa tôi không phải là người vô danh giữa đám đông: tôi là một người. Đi lễ là sống một cái gì chung với nhau. Nếu chúng ta sống điều này chung với nhau, trước khi lễ mình ý thức mình sẽ sống một cái gì chung với nhau, thì sau khi lễ cũng giúp cho mình sống những chuyện chung với nhau. Chẳng hạn cùng đi ăn chung. Thường thường tôi ở lại mười hoặc mười lăm phút để biết tin tức các người trong giáo xứ. Trong khi ở nhà thờ gần nhà, tôi đến, tôi không chào ai và tôi về một mình.
Một khi tôi tìm được chỗ này, tôi bỏ thì giờ để đi học giáo lý. Tôi sắp xếp lại để làm thế nào nhà thờ ở trọng tâm.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Laetitia: “Tôi đi ngày JMJ để tạ ơn Chúa”
Các bạn trẻ trong Ngày Thế giới Trẻ ở Panama