Đài Thiên Văn Vatican, các tu sĩ Dòng Tên để đầu trên các ngôi sao

811

Đài Thiên Văn Vatican, các tu sĩ Dòng Tên để đầu trên các ngôi sao

la-croix.com, Nicolas Senèze, 2019-01-02

Vatican theo sát các tiến bộ thiên văn như chuyến bay xa nhất trái đất của thiên thể Ultima Thule của Cơ quan Không gian Mỹ NASA vào ngày đầu năm.

Linh mục Robert Macke giới thiệu ống kính viễn vọng của Đài Thiên Văn Castel Gandolfo, phía nam Rôma, linh mục là người cất giữ các thiên thạch trong bộ sưu tập của Vatican. / Fabio Frustaci/EPA/Maxppp

Trước ngày lễ Ba Vua, các tu sĩ Dòng Tên dò tìm trời cao và ngôi sao.

Linh mục Gabriele Gionti vặn mỏ lết bên này, siết đinh vít bên kia: cha đang tỉ mỉ điều chỉnh lần cuối khi cái vòm đang mở ra, cha là chuyên gia vật lý cơ học lượng tử . Kính viễn vọng nặng nề của những năm 1930 vẫn còn chạy tốt, với kính này Đức Phaolô-VI quan sát mặt trăng vài giờ trước khi con thuyền không gian Apollo 11 đặt chân lên mặt trăng ngày 11 tháng 7 năm 1969. Linh mục Gionti cho biết: “Ngày xưa là đây là kỹ thuật cao”, bây giờ kính viễn vọng chỉ khoảng 30 xăng ti mét đặt trên giá ba chân ở góc phòng còn cực mạnh hơn. “Dù sao chúng tôi ở đây quá thấp và ban đêm thành phố Rôma nhiều ánh sáng quá để có thể dễ dàng quan sát”.

Gặp nhà thiên văn của Vatican

Bây giờ ở phía bên kia thế giới, trên đỉnh núi Mont Graham, miền đông-nam bang Arizona, nước Mỹ, cha và khoảng mười lăm tu sĩ Dòng Tên khác của Đài Thiên Văn Vatican đến làm việc ở đây sáu tháng một năm. Năm 1993 trên đỉnh núi ngút ngàn với độ cao 3 000 mét mà cơ quan Vatican Tiến bộ Kỹ thuật Viễn vọng kính (Vatican Advanced Technology Telescope) phối hợp với Đại học Tucson đã thiết lập một kính viễn vọng, mặt kiếng gần 2 mét đã được chế tạo với một kỹ thuật cách mạng.

Tính toán thời gian từ lâu đã là chuyện thiết yếu của các giáo hoàng

Nhưng tại sao Vatican lại có một đài thiên văn? Linh mục Paul Mueller vừa cười vừa trả lời: “Vì chúng tôi không có đủ tiền để có bộ máy gia tốc hạt phân tử”, cha  Mueller là phó giám đốc đài thiên văn, cha người Mỹ ở bang Ohio. Cha kể các mối dây liên hệ chặt chẽ của các giáo hoàng với khoa thiên văn.

Từ lâu, tính toán thời gian và quan sát bầu trời đã là vấn đề thiết yếu của các giáo hoàng. Vào thế kỷ 16, Giáo hoàng Gregory XIII đã giao phó cho các tu sĩ Dòng Tên công việc nghiên cứu để tái cải cách lịch mà sau đó lịch mang tên ngài. Các ngài thiết đặt cơ sở ở Tháp gió, ở phía trên các Viện bảo tàng Vatican hiện nay. Đài thiên văn đầu tiên đóng cửa năm 1821, sau đó giáo hoàng Lêô XIII mở lại năm 1891. Các tháp quanh Vatican bao phủ các vòm quan sát mở lên bầu trời.

Các “nữ tu máy tính” vẽ chi tiết định vị chính xác của 256 000 ngôi sao

Từ đầu thế kỷ 20, Đài Thiên Văn Vatican là một trong các đài tốt nhất tham dự vào chương trình Bản đồ bầu trời. Linh mục Gionti cho biết, Đài chụp hình các ngôi sao của phần được giao phó cho đài trước khi đưa cho các nhà thiên văn của đài thống kê từng ngôi sao trên bản cli-sê, công việc này được giao cho các nữ tu được đào tạo và được chọn, vì họ làm việc… chính xác hơn các ông. Các nữ tu Emilia Ponzoni, Regina Colombo, Concetta Finardi và Luigia Panceri là các “nữ tu máy tính” vẽ chi tiết vị trí chính xác của 256 000 ngôi sao.

Năm 1935, đài thiên văn rời Vatican và dọn về Castel Gandolfo gần Rôma, nơi có hai vòm được xây trên mái Dinh Tông Tòa. Bây giờ các mái vòm được ngủ yên, để Arizona làm việc, nhưng đó là di sản mà các tu sĩ Dòng Tên vẫn còn gắn bó.

Mỗi hai năm có một buổi hội thảo quốc tế được tổ chức ở đây: lần hội thảo cuối cùng vào tháng 9 là nói về các thiên thạch mà đài thiên văn vẫn còn giữ một bộ sưu tập phong phú. Hàng năm, các nhà thiên văn trẻ được chọn để đến đây tập sự một tháng. Linh mục Mueller giải thích: “Chúng tôi giữ 25 ứng sinh trên hàng trăm người ghi tên, chúng tôi ưu tiên cho các ứng sinh ở các nước đang phát triển.” Linh mục Mueller muốn làm thuận lợi cho công việc của mình trên mạng và chú ý đến các câu hỏi triết lý hơn.

 Vatican: Làm thế nào để giữ gìn các thiên thạch

Rửa tội người ngoài hành tinh?

Linh mục Mueller mong muốn, “làm khoa học ở môi trường này là một cách khác để khám phá các kỳ công của Tạo dựng”, cha cho biết mình không gặp khó khăn về đức tin khi làm công việc khoa học cao cấp này: “Khi quan sát bầu trời, tôi gặp Chúa hơn. Khoa học và đức tin có cùng cùng đích: tôi đi tìm sự thật và qua việc quan sát thiên nhiên, tôi khám phá một khuôn mặt khác của Mạc khải”.

Xác tín con người khó nhận thức được trọn sự phong phú của Tạo dựng, các nhà thiên văn Vatican suy nghĩ  ngay cả khả thể có một đời sống ngoài trái đất. Linh mục Mueller tin rằng: “Nếu có một hình thức khác có một đời sống trí tuệ ở trong vũ trụ, thì chúng ta phải xem trọng. Đó là dịp để trao đổi với họ và học hỏi ở họ”. Có thể rửa tội một người ngoài hành tinh không? Cha cười trả lời: “Có chứ. Nhưng với điều kiện là họ xin tôi!”

“Tôi sẽ rửa tội cho người ngoài hành tinh nếu họ xin tôi”

Nguồn gốc

Hơn bốn thế kỷ quan sát

1578. Khi cải cách lịch, Đức Giáo hoàng Gregory XIII thiết lập đài thiên văn và giao cho các tu sĩ Dòng Tên của Học viện Rôma.

1821. Đóng cửa đài thiên văn và sau đó mở lại năm 1827. Năm 1850, linh mục Dòng Tên Angelo Secchi thiết lập một kính viễn vọng trên mái nhà thờ Thánh I-Nhã.

1878. Sau các căng thẳng của các tu sĩ Dòng Tên và chính quyền Ý, giáo hoàng Lêô  XIII tái thành lập đài thiên văn giáo hoàng bên trong Vatican cho đến năm 1923.

1930. Thiết lập đài ở Castel Gandolfo.

1993. Thành lập đài ở Núi Graham (Arizona, Mỹ)

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch