Khi học xong tiểu học, bố của cha nói muốn tiếp tục học thì phải đi làm việc. “Bây giờ con lên trung học, con phải đi làm việc, cha sẽ tìm việc hè cho con.” Jorge lúc đó mới 13 tuổi, bớ sớ nhìn cha. Hoàn cảnh gia đình không đến nổi bắt con phải đi làm. Tân giáo hoàng kể trong quyển sách El Jesuita (Tôi tin tưởng ở con người): “Ông không cho chúng tôi gì, chúng tôi không có xe hơi, không đi nghỉ hè nhưng chúng tôi không thiếu gì.” Dù không hiểu lý do, nhưng Jorge chấp nhận và vâng lời ý của cha.
Trích sách “Phanxicô, giáo hoàng của người nghèo”, Andrea Tornielli, nxb. Novalis
Khi học xong tiểu học, bố của cha nói muốn tiếp tục học thì phải đi làm việc. “Bây giờ con lên trung học, con phải đi làm việc, cha sẽ tìm việc hè cho con.” Jorge lúc đó mới 13 tuổi, bớ sớ nhìn cha. Hoàn cảnh gia đình không đến nổi bắt con phải đi làm. Tân giáo hoàng kể trong quyển sách El Jesuita (Tôi tin tưởng ở con người): “Ông không cho chúng tôi gì, chúng tôi không có xe hơi, không đi nghỉ hè nhưng chúng tôi không thiếu gì.” Dù không hiểu lý do, nhưng Jorge chấp nhận và vâng lời ý của cha.
Trước hết Jorge làm việc trong một hãng làm bít tất sau đó làm kế toán với cha. Những năm đầu tiên, công việc của Jorge là dọn dẹp, nhưng sau ba năm, người cha giao sổ sách để làm. Qua năm thứ tư, nhịp làm việc và cuộc sống hàng ngày của Jorge thay đổi nhiều. Cha vào lam trong cơ sở kỹ thuật chuyên ngành hóa học thực phẩm, làm ở phòng thí nghiệm từ 7 giờ sáng đến 13 giờ. Sau giờ nghỉ trưa, cha đi học đến 8 giờ tối. Một cuộc sống rất chặt chẽ, kiệt sức, đòi hỏi vì phải chia giờ học giờ làm. Dù vậy, cha luôn luôn biết ơn thân sinh đã có quyết định này khi cha mới 13 tuổi.
“Tôi biết ơn cha tôi rất nhiều đã bắt tôi làm việc. Công việc bắt đầu ở tuổi vị thành niên là một trong những điều lợi ích nhất cuộc đời tôi. Đặc biệt nơi phòng thí nghiệm tôi làm việc. Tôi học cả mặt tốt lúc nào mặt xấu cuộc các sinh hoạt con người.” Bergoglio nhớ lại tấm gương của bà trưởng phòng: “Tôi có một bà trưởng phòng phi thường, bà Esther Balestrino de Carega, một người Paraguay thân cộng sản, sau này dưới chế độ độc tài, bà đã chứng kiến cảnh con gái và rể bị bắt cóc, chính bà cũng bị bắt cóc với hai nữ tu người Pháp, cả hai đều bị mất tích, đó là hai nữ tu Alice Domon và Léonie Duquet, còn bà thì sau đó bị ám sát. Bây giờ bà an nghỉ ở nhà thờ Santa Cruz. Tôi đặc biệt yêu mến bà. Tôi còn nhớ khi tôi đưa cho bà xem một mẫu phân tích, bà nói với tôi: “Anh làm nhanh quá!”, rồi không chờ, bà hỏi tôi: “Nhưng anh có kiểm lại không? Tôi trả lời, tôi không hiểu tại sao phải kiểm lại, vì các mẫu đo lường này đã được làm sẵn từ trước, mẫu này ít nhiều cũng tương đương thôi. “Không, anh phải làm đúng mọi chuyện,” bà lặp lại, giọng trách cứ. Bà dạy cho tôi phải nghiêm túc trong công việc. Tôi học hỏi rất nhiều ở người đàn bà phi thường này.”
Phanxicô, Giáo hoàng của người nghèo, chương 4, Andrea Tornielli, Nguyễn Tùng Lâm dịch