Chantal Delsol: “Xã hội Phương Tây sẽ đi đến một loại tự tử tập thể và xã hội”

179

cath.ch, Bernard Hallet, 2017-10-15

Nữ triết gia người Pháp Chantal Delsol bi quan mô tả một xã hội Phương Tây theo vật chất chủ nghĩa và cá nhân chủ nghĩa, một xã hội không còn muốn sinh con. Trong một buổi hội thảo về tự tử được tổ chức ở Fribourg, Thụy Sĩ ngày 12 và 13 thág 10-2017, nữ triết gia cho rằng, xã hội này sẽ biến mất trong một loại tự tử tập thể và xã hội.

Ba Chantal Delsol nêu lên:“Sinh suất ở các nước Phương Tây ngày càng thấp và vì thế không khỏi kéo theo sự biến mất xã hội này”. Đứng trước hàng trăm người tham dự, đa số là sinh viên, nữ triết gia Pháp nói về chủ đề “Các xã hội không sinh sản hay quá mệt mỏi để sống”. Bà vẽ lên hình ảnh một xã hội mà cá nhân chủ nghĩa cọng thêm xã hội vật chất và tiện nghi, mà theo bà các yếu tố này đã làm cho xã hội không còn muốn sinh con, vì thế nó sẽ đi trên con đường dẫn đến tự tử tập thể và xã hội.

Vậy mà, theo bà, trẻ con mang trong chúng sự vĩnh cữu mà bản thân thân phận con người không cho phép.

Trẻ con, người mang vĩnh cữu

Vậy mà, theo bà, trẻ con mang trong chúng sự vĩnh cữu mà bản thân thân phận con người không cho phép. “Trẻ con đưa chúng ta vào độ dài: trẻ con là bước chuyển từ các cá nhân có giới hạn là chúng ta, đến sự vĩnh cữu của những gì chúng ta là”, có nghĩa trẻ con tự chúng mang sự nối tiếp của xã hội và của cộng đoàn nhân loại, “vì xã hội và văn hóa phải sống vượt ra ngoài con người giới hạn bởi thời gian”. Bà Chantal Delsol trích lời triết gia cổ đại Ciceron, cho rằng một Quốc gia phải được xem như nó trường tồn mãi mãi.

Bà nhắc đến tình trạng không sinh con đã tác hại trên nước Hy Lạp ở thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, khi xã hội đi ngược với việc sinh sản, lòng mê của cải vật chất đặt vào tầm tay những gì đủ để sinh sống và để khỏi sinh con.

Khoa học giả tưởng ngày xưa của nhà văn Jules Verne được cho là tiến bộ thì bây giờ khoa học đó lại là cánh chung.

Một xã hội đi đến cái chết của mình

Bà Delsol ghi nhận: “Rất nhiều người không muốn mình được sinh ra, và đúng là họ không quyết định để mình được sinh, họ không muốn có con để không làm tổn thương con cái như chính họ bị.” Con người không còn dự đoán được cho tương lai của mình, không còn thấy lý do để tồn tại trong một thế giới mà họ không thấy chỗ của mình, nơi họ không thấy gì ngoài sự dữ. Bà giải thích, “khoa học giả tưởng ngày xưa của nhà văn Jules Verne được cho là tiến bộ thì bây giờ khoa học đó lại là cánh chung”. Xã hội cổ động cho việc ghê tởm chính mình, xã hội đó đi đến chỗ chết, bị ảnh hưởng bởi sự bóp vụn mối dây liên hệ, các dự tính của mình và thời gian.

Độ lùi của tôn giáo

Một yếu tố khác liên hệ đến việc biến mất của xã hội: các hiện tượng liên hệ đến độ lùi của tín ngưỡng và việc ngừa thai. “Thiêng liêng tính nhường chỗ cho khoa học góp phần vào việc không muốn có con”. Có một loại mất hy vọng trước sự mong manh của con người. “Tôn giáo giao cho con người khả năng yêu thương thế giới nghèo nàn và tầm thường trong đó con người sống, nhưng không có tôn giáo, chúng ta không thể làm được”.

Với cái chết của xã hội, không ai còn đó để kể rằng, chúng ta đã từng tồn tại.

Nữ triết gia nhấn mạnh: “Chúng ta có trách nhiệm ngay cả với ý tưởng mình là người”. Với cái chết của xã hội, không ai còn đó để kể rằng, chúng ta đã từng tồn tại. Theo bà, chúng ta phải có can đảm có các lập luận tôn giáo để không làm xã hội tự hủy, phải yêu thương thế giới như nó là. “Chúng ta mang nợ với xã hội đi trước và đi sau chúng ta”.

Bà Chantal Delsol sinh năm 1947, triết gia người Pháp, sử gia về các tư tưởng chính trị, bà còn là tiểu thuyết gia. Năm 1993, bà thành lập Viện Annah Arendt và năm 2007 bà là thành viên Viện hàn lâm Khoa học luân lý và chính trị.

Marta An Nguyễn dịch