Nữ nhạc sĩ đàn ống ở nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời ở Montesson (Yvelines). / Guillaume Poli/Ciric
la-croix.com, Malo Tresca, 2017-04-3
Lên chương trình từ năm 2015, tiến trình thành lập một nhánh chuyên nghiệp cho 10 000 nhân viên của Giáo hội sẽ được hoàn thành vào năm 2018.
Các cuộc thảo luận về nhân viên, thì giờ làm việc, y tế, dự trù… Đã đi được nửa tiến trình, các nghiệp đoàn và hội đồng giám mục chào mừng diễn tiến tốt đẹp của các cuộc thảo luận.
Trong một môi trường đang trên đường phát triển để nghề nghiệp hóa, sự thông báo của diễn tiến này là một cuộc cách mạng nhỏ. Ngày 8 tháng 2-2016, một nhánh chuyên nghề cho các nhân viên ăn lương của Giáo hội đã được ký kết, hợp thức cho một thỏa thuận về các phương pháp làm việc chung.
Tiến trình này được hội đồng giám mục đưa ra năm 2015 và sẽ kết thúc vào cuối năm 2018, giúp cho 10 000 nhân viên có được các luật lệ chung. Tiến trình đã đi được nửa đường giữa các nghiệp đoàn và hội đồng giám mục, được tiến hành trong một “đối thoại khách quan”.
Các thương thuyết theo từng chủ đề
Đào tạo nghiệp vụ, công việc nội bộ, bảo hiểm y tế… Bà Corinne Boilley giải thích: “Chúng tôi thương thuyết từng chủ đề để bảo đảm quy chế xã hội tập thể cho toàn bộ nhân viên của địa phận và giáo xứ”. Bà Boilley là tổng thư ký trợ tá cho Hội đồng Giám mục Pháp phụ trách các vấn đề kinh tế, luật pháp và xã hội.
Bà cho biết: “Từ đầu năm 2016, chúng tôi bắt đầu đề cập đến công trường to lớn đầu tiên: tổ chức thì giờ làm việc, không đi xa hơn vì chúng tôi không muốn đặt các người liên hệ trong “tình trạng không được tế nhị”.
Cái nhìn của các nghiệp đoàn
Bà Laurence Segura, thư ký của Liên hội Lao động Dân chủ Pháp (CFDT) nhấn mạnh trên điểm: không chấp nhận khoán việc cho những người không ở trong ban điều hành. Theo bà: “Vấn đề này được Hội đồng Giám mục Pháp khuyến khích, nó có thể đưa đến việc ngưng ký thỏa thuận về phía chúng tôi”, tuy nhiên bà nhấn mạnh đến các “tiến trình tích cực trong các chủ đề khác.
Về phần ông Jean-François Hatton, chủ tịch Nghiệp đoàn Quốc gia các Nghệ sĩ và Nhân viên Giáo hội (CFTC-SNAPE) nhấn mạnh: “Chung chung, các cuộc thương thuyết diễn tiến trong tinh thần lắng nghe giữa hai bên, khách quan và cởi mở. Mọi người đều mong muốn có một quy chế cho các nhân viên”.
Bà Corinne Boilley cho biết mình rất “lạc quan đối với quyết tâm của các đối tác xã hội khi thương thuyết về các nội dung có lợi cho nhân viên cũng như cho địa phận, trong tinh thần tôn trọng lịch trình đã được ấn định”.
Một nhánh chuyên nghiệp sẽ được họp thức hóa
Chung chung các thời hạn thương thuyết đã được tôn trọng. Ông Jean-François Hatton ghi nhận: “Có thể chậm một tháng nhưng không hơn”. Ông nêu lên thời gian cần thiết để suy nghĩ cho thích ứng với một vài điểm trong luật mới về Lao động (được áp dụng ngày 21 tháng 7-2016).
Các nhân viên Giáo hội rất mong chờ việc hợp thức hóa nhánh chuyên nghiệp này. nó sẽ giải quyết các vấn đề liên hệ đến “các vùng xám” trong việc điều hành nhân viên của một vài địa phận.
Ông Jacques de Scoraille, người sáng lập và điều hành văn phòng Ecclésia RH, một văn phòng tư vấn cho các thể chế kitô giáo cho biết: “Việc hợp thức hóa này sẽ làm sáng tỏ quy chế nghề nghiệp rất đặc biệt của các Giáo dân phục vụ cho Giáo hội. Thường thường các nhân viên được giám mục của họ ký hợp đồng làm việc ba năm, đôi khi được tái gia hạn, theo sự hợp thức hóa đang được áp dụng, các nhân viên này có quy chế của người ăn lương. Sau thời hạn này, hợp đồng của họ bị kết thúc nhưng có một số người không muốn ra đi.
Bà Corinne Boilley tóm tắt: “Qua nhánh chuyên nghiệp này, chúng tôi mong ấn định một khuôn khổ tốt hơn cho các nhân viên trong tinh thần tôn trọng luật lao động cũng như tôn trọng các điểm đặc biệt của chúng tôi vì Giáo hội hoàn toàn không phải là một ông chủ như các ông chủ khác”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch