“Cuối cùng, nạn khủng bố cũng sẽ tự chính nó biến mất”

187

fr.zenit.org, Ban biên tập, 2017-03-28

Tổng Giám mục Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh trả lời trên báo La Vanguardia: “Cuối cùng, nạn khủng bố cũng sẽ tự chính nó biến mất”.

Trong buổi đối thoại với các tôn giáo khác nhân kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rôma và tình trạng các tín hữu kitô giáo ở Trung Đông, ngoại trưởng Gallagher thấy các khí cụ mà Đức Phanxicô đưa ra như “hợp tác” và “đối thoại” sẽ là các khí cụ hiệu quả để trả lời cho sự “kinh hoàng”.

Trên báo La Vanguardia (Tây Ban Nha), ngoại trưởng Richard Gallagher nói đến nạn khủng bố, đối thoại với các tôn giáo khác nhân kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rôma và tình trạng các tín hữu kitô ở Trung Đông. Đối với ngoại trưởng Gallagher, “giáo dục” giới trẻ và đào tạo một cái nhìn về thế giới cho giới trẻ sẽ là “vũ khí” tốt nhất để chống loại “văn hóa giả tạo của hận thù và của bạo lực”. Ngài xin chúng ta “đừng quá e sợ” và phải biết “quay về lại với đời sống bình thường”, đó là dấu chỉ cho thấy “rồi cuối cùng, nạn khủng bố sẽ bị kết án và tự chính nó sẽ biến mất”.

Ngài cho rằng đường hướng Đức Giáo hoàng đưa ra là đường hướng “tốt nhất”: lên án “việc dùng tôn giáo để biện minh cho bạo lực”, và luôn đi tìm, không ngừng đi tìm “gặp gỡ người khác”, những người “khác” mình nhưng vẫn là “anh em” của mình.

Trong tinh thần này, ngài thấy chuyến đi Ai Cập ngày 28 và 29 tháng 4-2017 của Đức Phanxicô ở trong tinh thần của một cố gắng chung “để tìm sự thật về con người và về Chúa” và sự cần thiết phải cùng làm việc chung với nhau.

Ngài nhấn mạnh quan tâm của Tòa Thánh luôn hướng về Trung Đông. Quả vậy, chiến tranh ở Syria và ở các nước “kinh thánh” khác là một “nỗi đau rất  lớn”: cho “toàn nhân loại phải trả các hệ quả quá thảm khốc”, và sự “nản chí” trước hoàn cảnh của những nơi này, “căn bản vì những nơi này là nơi thánh thiêng”, vì đây là lịch sử kitô giáo bị thiêu hủy.

Còn về Âu châu, châu lục vừa kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rôma, ngoại trưởng Gallagher nhắc lại, Tòa Thánh từ lúc nào vẫn cổ động cho một Âu châu hiệp nhất, cần thiết để “loại tận căn các chuyện kinh hoàng mà Âu châu đã phải chịu trong thế kỷ vừa qua”, nhất là các hệ quả liên hệ đến Thế Chiến Thứ Nhì: Giáo hội và giáo hoàng vẫn “dấn thân cổ động cho Âu châu”, với niềm xác tín cần có sự “hợp tác chặt chẽ” giữa các chính quyền và các công dân Âu châu, theo cách cùng “làm việc vì lợi ích chung cho tất cả”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch