Trích sách: Niềm vui, 60 lời hứa cho cuộc sống. Michel Cool, Nxb. Salvator
Phục vụ, đó là niềm vui của Giáo hội. Phanxicô, 6 tháng 11-2015
Qua cách quản trị của mình, Đức Phanxicô là mẫu người “điều khiển-phục vụ”. Một nhà quản trị người Mỹ đã tóm 12 bài học quản lý có thể áp dụng cho các công ty.
- Điều khiển với lòng khiêm tốn
Khiêm tốn là thái độ nền tảng của tinh thần kitô, thái độ này cần phải áp dụng cho mọi chỉ đạo. Đó là con đường duy nhất có thể “thay đổi thế giới”. Nguyên tắc này không được có tinh thần chinh phục, buộc phải có tinh thần tôn trọng và phải truyền tải niềm vui đích thực: niềm vui của những người phục vụ.
- Hòa mình với đồng nghiệp
Khi còn ở Tòa Giám mục Buenos Aires, hàng tuần Đức Jorge Mario Bergoglio đi thăm các thành phố ổ chuột, để “cảm nhận mùi của đàn chiên”, ngài gặp họ, lắng nghe họ. Mọi lãnh đạo có tinh thần phục vụ đều phải hỏi ý kiến và phải ở gần các cộng sự viên của mình.
- Điều hành công ty như điều hành một bệnh viện làng quê
Phản ứng theo tình trạng khẩn cấp là điều hành công ty như điều hành một bệnh viện làng quê, một cách tự lập và nhẹ nhàng. Các phương tiện can thiệp và các tiến trình đi đến việc lấy quyết định cần giải khỏi trung tâm để giữ sự tiếp xúc trực tiếp tại chỗ.
- Nói với một số lượng lớn người
Với quan điểm và đặc sủng truyền thông của mình, Đức Phanxicô đã tiếp xúc với rất nhiều người trên thế giới, cả ngoài lãnh vực công giáo. Có các tín hữu cảm thấy như họ không còn “lãnh đạo” của mình. Đó là nghệ thuật của nhà quản trị giỏi, vừa với Rôma, vừa với thế giới.
- Loại bỏ hành động đơn độc của quyền lực
Để tránh tình trạng “thiển cận” cho hoạt động của mình và của Giáo triều, Đức Giáo hoàng đã đặt ưu tiên hàng đầu vào việc đối thoại với bên ngoài. Đó là chìa khóa của một thành công ở thời buổi hiện đại, vì trong nội bộ phát sinh các tiềm năng sáng tạo và phản ảnh.
- Đặt hội nhập lên hàng ưu tiên
Không để một ai qua một bên, dù đối lập hoặc người bên lề. Đối với Đức Giáo hoàng, nguyên tắc này là để áp dụng tốt hơn giáo điều xã hội của Giáo hội, để phát triển văn hóa của tôn trọng, chứ không phải loại văn hóa khinh khi. Rốt cùng là phải luôn dùng thì giờ để thuyết phục và hội nhập.
- Không thay đổi nhưng tái tạo
Mọi cơ sở của con người đều cần xem lại để cải thiện cách điều hành và các chỉ tiêu của mình. Từ đó, vấn đề là tái tạo, chứ không phải “thay đổi”. Điều này đòi hỏi phải dựa trên các chẩn đoán sáng suốt và can đảm.
- Chuộng chủ nghĩa thực dụng hơn là ý thức hệ
Đức Phanxicô kêu gọi các tín hữu đừng bịt mắt khi dấn thân làm việc xã hội, phải sáng tạo các hình thức mới để làm việc tông đồ. Với chủ công ty cũng vậy, họ phải ủng hộ nhân viên nào chuộng cái mới hơn là thích những người sống mà chỉ ưa ôn lại chuyện quá khứ.
- Hướng về biên giới
Một khái niệm chủ yếu trong tư tưởng của Đức Giáo hoàng: biên giới còn được gọi là vùng ngoại vi, một vùng không phải chỉ có tính cách địa lý nhưng là một thái độ can đảm và dám làm. Trong lãnh vực quản lý, đây là một loại đi ra khỏi nếp cũ, ưu tiên cho sự đổi mới và sáng tạo.
- Không phán xét nhưng lượng định
Có một phân biệt quan trọng trong việc đánh giá và phán xét một người. Người lãnh đạo là có uy tín và được tôn trọng khi họ chú ý đến điểm mạnh hơn là điểm yếu của các cộng sự viên. Lòng nhân từ của họ là một phương tiện để tiến bộ.
- Nhấn mạnh đến việc lấy quyết định
Đối với Đức Giáo hoàng, khiêm tốn và lòng nhân là động cơ của các quyết định. Các công việc đầu tiên của triều giáo hoàng của ngài là ngài chú trọng đến con người hơn là đến cơ cấu: một nhà lãnh đạo phải đặt ưu tiên vấn đề con người trong chiến lược của họ.
- Đối diện với nghịch cảnh một cách có phẩm cách
Đứng trước các vụ bê bối tài chánh hay các vụ ấu dâm trong hàng giáo sĩ, Đức Giáo hoàng cho thấy thái độ rõ ràng và quyết định của mình. Như trong tiến trình cải cách tế nhị của Giáo triều, nghịch cảnh cũng là điều thuận lợi để xem xét các người đối thoại với mình.
Thánh Têrêxa Calcutta
Lễ kính ngày 5 tháng 9
Tiểu sử Mẹ Têrêxa
Tên thật của Mẹ Têrêxa là Agnès Gonxha Bqjaxhiu, Mẹ người gốc Albania, sinh năm 1910 ở Skopje, thủ đô Kosovo. Năm 12 tuổi, Mẹ cảm nhận mình có ơn gọi đi tu, đến năm 18 tuổi, Mẹ vào Dòng các nữ tu Lorette ở Ai Len. Năm 1929, Mẹ dạy học ở Calcutta, Ấn Độ. Năm 1948, Mẹ dọn về ở thành phố ổ chuột để lo cho người cùng khốn và thành lập Dòng Truyền giáo Bác ái. Năm 1979, Mẹ nhận giải Nobel Hòa bình. Ngày 4 tháng 9 năm 1997, Mẹ qua đời tại Calcutta. Ngày 1 tháng 10 năm 2002, Đức Gioan-Phaolô II phong chân phước cho Mẹ, ngày 3 tháng 9 năm 2016, Đức Phanxicô phong thánh cho Mẹ.
Linh đạo của Mẹ
“Không phải chúng ta làm được bao nhiêu, nhưng chúng ta để bao nhiêu tình yêu vào công việc mình làm.” Đặc sủng của Mẹ Têrêxa là cho Chúa và người nghèo không điều kiện. Phục vụ người cùng khốn hàng ngày, trong các thành phố nghèo, trong các căn nhà của những người chờ chết, Mẹ dạy Lòng thương xót cho các nữ tu bằng những hành vi rất đơn sơ. Sau khi Mẹ qua đời, chúng ta được biết Mẹ đã trải qua đêm tối đức tin trong nhiều năm dù công việc Mẹ làm là nên một với tình yêu Chúa Kitô.
Tấm gương của Mẹ
“Tinh thần thế gian không chấp nhận chứng từ kitô. Tinh thần này không bao giờ nghĩ rằng Mẹ Têrêxa thờ phượng Chúa mỗi ngày và trong một thời gian rất lâu. Tinh thần này cho các việc làm trong tinh thần kitô này chỉ là việc làm xã hội đáng khen, xem cuộc hiện sinh như một lớp sơn bóng, một con rối của kitô giáo! Sự loan báo của Chúa Giêsu không phải là con rối, sự loan báo này thấm tận xương, tận tim và nó làm thay đổi con người.” Đức Phanxicô, bài giảng ngày 28 tháng 5-2013 tại Nhà nguyện Thánh Mácta, Rôma.
Sách: Suy niệm với Mẹ Têrêxa, mỗi suy niệm một ngày, Nxb. Salvator, 2016 (Méditer avec Mère Teresa, une pensée par jour, Emmanuel Leclercq, Éditions Salvator, 2016)
Marta An Nguyễn chuyển dịch