france-catholique.fr, Gérard Leclerc, 2017-01-23
Cụm từ “một Giáo hoàng làm phiền” bây giờ trở thành khá phổ biến, cụm từ này khởi đi từ nhiều lý do rất khác nhau. Rất nhiều người đề cao các giá trị của một mục tử luôn gần với các chuyện thực tế đời thường nhưng họ cũng cảm thấy chưng hửng với cách nói tự do trong tông giọng của ngài. Một số người mang sẵn trong đầu một khuôn khổ chú giải cần được thảo luận nhiều hơn, họ muốn ý thức hệ được nói rõ hơn. Vì thế người ta cho rằng, ngược với các vị tiền nhiệm của mình, Đức Phanxicô chấp nhận thế giới hiện đại trong đường đi hiện nay của nó, tháp tùng các biến đổi của nó và không muốn chống lại nó. Như thế ngài có sẽ chấp nhận các tập tục thời này, nhất là thực tế của việc ly dị hàng loạt. Và – tại sao không – các kết hiệp đồng tính. Vậy đây là một cuộc cách mạng quyết định sẽ gán cho ngài mà một vài người thương xót cho sự cô đơn và khả dĩ là một thất bại của ngài… Vì nhiều lý do khác nhau, rõ ràng là loại nội dung này bị các chỉ trích cay chua của một số môi trường theo chủ nghĩa truyền thống củng cố thêm, họ kết cho Đức Giáo hoàng vi phạm giáo điều truyền thống.
Trong cuộc phỏng vấn của nhật báo Tây Ban Nha El Pais gần đây, Đức Giáo hoàng ngầm trả lời cho phía này phía kia: “Tôi không làm một cách mạng nào, tôi chỉ cố gắng làm cho Tin Mừng đi tới.” Và nếu sự mới mẻ của Tin Mừng làm chướng tai gai mắt, thì đừng lầm bản chất của việc chướng tai này không gì khác hơn là sự thánh thiện. Một sự thánh thiện mà ngài tìm lại được – đúng vậy! – nơi các cộng sự viên giáo triều Rôma của mình, những người mà ngài có nhiệm vụ phải hết sức lay động họ. Ngài nói tiếp, các thánh là những người đốt cháy đời mình để làm cho Tin Mừng được cụ thể hóa. Và thế hệ nào cũng có các thánh. Độc giả của tiểu thuyết gia Pháp Joseph Malègue có thể nêu lên “các tầng lớp trung bình của sự thánh thiện” mà công lao của họ thì thật vô biên. Cuộc phỏng vấn với báo El Pais cũng là buổi nói chuyện thân tình. Từ hơn 25 năm nay, Tổng Giám mục giáo phận Buenos Aires hoàn toàn không xem truyền hình. Đây là lời hứa ngài đã hứa với Chúa!
Nhưng để có một ý tưởng chính xác về sự trung thành sâu xa của Đức Giáo hoàng đối với bí tích hôn nhân, thì cần phải đọc lại bài nói chuyện ngày 21 tháng 1 vừa qua của ngài với các thẩm phán và nhân viên của tòa thượng thẩm Rota ở Vatican. Không nhường bước trước “văn hóa thống trị của chuyện phù du và tạm thời” , nhưng ngược lại, Đức Phanxicô muốn triển khai một giáo lý hôn nhân “hiệu quả nhất có thể”, cả trước và sau hôn nhân để chống với các kết hiệp không vững do thiếu chuẩn bị nghiêm túc và liên tục. Và rõ ràng đó là ngược với đường lối mục vụ chiều lòng theo thế giới, mà người ta gán cho ngài không đúng sự thật.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch