famillechretienne.fr, Pierre Jova, 2017-01-17
Sáu nhân vật tôn giáo được mời đến cầu nguyện và giảng trong buỗi lễ nhậm chức của ông Donald Trump ngày 20 tháng 1-2017 sắp tới. Sáu nhân vật này biểu hiện cho tính thực tiển, chiến lược chính trị và nhạy cảm cá nhân của tân tổng thống Mỹ.
“Một quốc gia dưới uy quyền của Chúa”. Trong một đất nước đậm màu sắc tôn giáo như nước Mỹ thì lễ nhậm chức tổng thống được đặt dưới dầu thánh, cầu nguyện và đặt tay thề trên Thánh Kinh là chuyện không có gì phải ngạc nhiên. Tuy thế, nghi thức này cũng mới có gần đây. Năm 1937, tổng thống Franklin Roosevelt mời một mục sư Anh giáo đọc một bài giảng, tiếp theo sau là lời cầu nguyện của một linh mục công giáo. Từ đó truyền thống này được các tổng thống tiếp tục duy trì tùy theo khuynh hướng tôn giáo của từng tổng thống.
Bài giảng rất được mong chờ vì nó mang đường hướng thiêng liêng của tân tổng thống và cũng để giải hòa quốc gia qua lời cầu nguyện. Trong ý muốn hòa giải này, năm 2009, trong buỗi lễ nhậm chức của mình, tổng thống Barack Obama đã mời mục sư giáo pháp báptít Rick Warren đến đọc bài giảng. Là giám đốc của “nhà thờ khổng lồ” Saddleback Church ở bang California, người bảo thủ, chống phá thai và hôn nhân đồng tính, mục sư Warren là hiện thân của một “nước Mỹ khác”, nước Mỹ không bầu cho đảng dân chủ.
Trong buỗi lễ nhậm chức 20 tháng 1 sắp tới, Donald Trump đã chọn sáu nhân vật tôn giáo, một nhóm các nhân vật rao giảng lớn chưa từng thấy. Hai đọc lời “cầu khấn: mục sư giáo phái Hiện xuống Tây Ban Nha Samuel Rodriguez, bà Paula White “rao giảng trên truyền hình của giáo phái phúc âm”. Bốn nhân vật khác đọc lời cầu nguyện: Hồng y Tổng Giám mục công giáo giáo phận New York Timothy Dolan, giáo sĩ Marvin Hier, mục sư giáo phái báptít Franklin Graham và mục sư giáo phái phúc âm đen Wayne Timothy Jackson.
Các truyền thống
Đức Hồng y Tổng Giám mục giáo phận New York Timothy Dolan, người xuất hiện nhiều trên lãnh vực truyền thông sẽ là nhà lãnh đạo công giáo đầu tiên, từ sau ngày nhậm chức năm 1985 của tổng thống Ronald Reagan, được mời đến trong buỗi lễ nhậm chức tổng thống. Nổi tiếng với lời nhạo báng trong thời gian tranh cử, ngài đã chỉ trích các quan điểm về di dân của tổng thống Donald Trump. Sau khi tổng thống Trump được bầu chọn, ngài cũng kêu gọi các tín hữu công giáo nên dè dặt và hy vọng tân chính quyền sẽ bảo vệ sự sống chưa được sinh ra.
Còn về sự hiện diện của mục sư Franklin Graham thì không có gì là ngạc nhiên. Mục sư là con của mục sư giáo phái báptít lừng danh Billy Graham, người được cả thế giới biết đến và năm nay 98 tuổi; ông cũng như cha mình rất gần với các người theo đảng Cộng hòa. Thân sinh của mục sư đã tham dự vào các buỗi lễ nhậm chức của các tổng thống Mỹ như: Richard Nixon, năm 1969, George Bush cha, năm 1989, Bill Clinton năm 1993 và năm 1997. Mục sư Franklin đã đọc lời cầu khấn cho tổng thống George Bush con năm 2001.
Sự hiện diện của giáo sĩ Marvin Heir cũng không có gì ngạc nhiên. giáo sĩ là nhà sáng lập Trung tâm Simon Wisenthal và “Viện bảo tàng Khoan dung” ở Los Angeles, giáo sĩ chính thống “trung dung” này rất gần với cô Ivanka Trump, con gái của tổng thống đã cải qua do thái giáo năm 2009, trước khi làm đám cưới với thương gia Jared Kushner.
Các tông đồ của “thịnh vượng”
Hai vị lãnh đạo tôn giáo khác gây chú ý và bị chỉ trích là bà Paula White, “rao giảng trên truyền hình của giáo phái phúc âm” ở Apopka, bang Florida và Wayne Timothy Jackson, mục sư một giáo xứ phúc âm đen ở Détroit, bang Michigan nơi Donald Trump đã đến trong khi đi tranh cử. Hai mục sư rao giảng này nổi tiếng rao giảng “Tin Mừng của sự Thịnh vượng” (Prosperity Gospel). Tín điều này là một loạt tin tưởng bảo đảm với tín hữu, họ sẽ được giàu có về mặt vật chất nếu họ cầu nguyện và cho một số lớn tiền vào việc thờ phượng. Rất được phổ biến ở các môi trường nghèo, tín điều này được các người rao giảng không được đào tạo bao nhiêu chủ trương, họ bị đa số các thần học gia tinh lành phái phúc âm lên án. Mục sư Russel Moore, chủ tịch ủy ban luân lý và tự do tôn giáo của tổ chức Southern Baptist Convention, giáo phái báptít rất lớn của Mỹ đã công bố trên trang Twitter rằng “bà Paula White là lang băm lường gạt, mang tiếng dị giáo trong giáo hội chính thống dù thuộc chi bộ nào”.
Trong khi tranh cử, Donald Trump được sự ủng hộ của các mục sư thuộc phái “Tin Mừng của sự Thịnh vượng”, thu hút tầng lớp người Mỹ da trắng bình dân, những người dè chừng tầng lớp ưu tú của giáo phái tin lành. Bà Paula White, lập gia đình ba lần, tháng bảy vừa qua, bà xác nhận trên nhật báo kitô Christian Post, bà là người thân cận với Donald Trump và đã đem ông về với đức tin kitô giáo. Dù đúng hay sai, không ai nghi ngờ tân tổng thống thoải mái với tinh thần “thịnh vượng” không xa lạ gì với tư tưởng của mục sư Norman Vincent Peale, thuộc phái calvin mà ông từng quen biết trong thời trẻ ở New York. Năm 1952, mục sư này đã viết quyển Sức mạnh của suy nghĩ tích cực, hứa hẹn thành công kể cả về mặt vật chất cho tín hữu nào chủ trương lạc quan.
Vị khách mời để hòa giải?
Cuối cùng mục sư Samuel Rodriguez là vị khách tôn giáo cuối cùng được mời trong buỗi lễ nhậm chức này. Là người Portoricana và thuộc phái hiện xuống, mục sư điều khiển phong trào giáo phái phúc âm nói tiếng Tây Ban Nha lớn nhất nước Mỹ. Năm 2013, mục sư được biết khi ông tham dự vào buổi kêu gọi “Tôi là người nước ngoài”: rất nhiều mục sư giáo phái phúc âm lần lượt đọc lời phán xét cuối cùng trong Phúc Âm Thánh Máthêu trong một vidéo để cảnh báo dư luận quần chúng về nhân phẩm của người di dân.
Nếu mục sư Samuel Rodriguez có mặt trong buỗi lễ nhậm chức, thì ông là biểu tượng cho bàn tay đưa ra của Donald Trump với nước Mỹ đã bầu cho ông và họ lo ngại đường lối chính trị của ông đối với người di dân.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Mục sư Paula White
Mục sư Franklin Graham