Hiện tượng «bacha posh», các em bé gái mặc giả trai để tránh lấy chồng quá sớm

826

fides.org, 2016-12-12

Kaboul, Afghan – Các gia đình Afghan muốn bảo vệ các em bé gái của mình khỏi bị cưỡng bức lấy chồng sớm, đã phải giấu giới tính của các em để tránh người đàn ông lớn tuổi lấy. Các cha mẹ không muốn mình bị dụ bằng tiền hoặc bằng của cải vật chất từ những người đàn ông 40 đến 70 tuổi, họ buộc phải để các em bé gái của mình mặc giả trai, gọi là ‘bacha posh’. Họ cắt tóc con trai, mặc áo quần rất con trai, thay đổi tên, nhất là ở các vùng nhà quê, để không ai để ý đến các em, tại đây các em bị xem như không bằng của cải vật chất. Tuy nhiên cũng có nhiều cha mẹ, bị các người có trách nhiệm tôn giáo địa phương xúi giục và theo truyền thống bộ lạc, họ bán con mình để có một số tiền lớn.

Gần đây, Viện Báo cáo Chiến tranh và Hòa bình (IWPR) đã làm một cuộc nghiên cứu với các cha mẹ và những người cựu Hội đồng bộ lạc các bang Balkh, Faryab và Jawzan, theo cuộc nghiên cứu này, đa số các em bé gái lấy chồng khoảng từ 9 đến 14 tuổi dù tuổi tối thiểu lấy chồng của phụ nữ Afghanistan là 16. Bà Giám đốc Phân bộ phụ nữ của bang Balkh tuyên bố, «mỗi ngày chúng tôi ghi sổ một trường hợp cưỡng bức hôn nhân trẻ con mới». Mặt khác, ông đại diện Hội đồng độc lập các quyền căn bản của Afghanistan tuyên bố, «con số các vụ hôn nhân cưỡng bức trẻ con ở miền bắc Afghan rất cao».

Ngoài ra Viện Báo cáo Chiến tranh và Hòa bình còn tố cáo «các nhà cầm quyền địa phương thú nhận đã không có biện pháp thiết thực nào để làm chấm dứt việc này» và tố cáo vết thương như bệnh dịch này đã vi phạm không những quyền của trẻ con mà còn đưa đến con đường bạo lực dựa trên giới tính. Theo báo cáo của tổ chức Bảo vệ Nhân Quyền, thai nghén nơi các em vị thành niên tạo nhiều hiểm nguy, các em có thể chết lúc sinh do các biến chứng. Các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới OMS cho biết có 460 phụ nữ trên 100.000 chết hàng năm ở Afghanistan vì biến chứng lúc sinh đẻ, rất nhiều trong số này là các em vị thành niên.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Tamana Mirwais, age 10, stands outside the university and sells from a street kiosk consisting of a box of biscuits and drinks. Today it is Friday, and almost no one passing by the store, even fewer stop to buy something.