“Sự phá sản của nhân loại”: 6 điểm trong bài diễn văn của Đức Giáo hoàng

451

lavie.fr, Sixtine Chartier, 2016-11-07

Ngày 5 tháng 11-2016, trước 5000 đại diện các Phong trào Đại chúng họp ở Rôma lần thứ ba, Đức Phanxicô đã có những lời rất nghiêm khắc để lên án sự “kiểm soát toàn bộ của tiền bạc” trên nhân loại. Sau đây là 6 điểm trong bài diễn văn này.

Trong bài diễn văn của mình, Đức Phanxicô dùng lại một cách mạnh mẽ và không kém phần văn chương các chủ đề ngài đã triển khai từ đầu triều giáo hoàng của mình: ngoại vi, quyền lực của tiền bạc, “tường” và “cầu”…

Bài diễn văn vang vọng lên lời của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Luca (16, 9-15): “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền bạc được.” Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Các ông là những kẻ làm ra bộ công chính trước mặt người đời, nhưng Thiên Chúa thấu biết lòng các ông, bởi vì điều cao trọng đối với người đời lại là điều ghê tởm trước mặt Thiên Chúa”

  1. Nạn khủng bố của tiền bạc

Mở đầu bài diễn văn dài bảy trang, Đức Phanxicô nói bằng tiếng Tây Ban Nha: “Có một nạn khủng bố phát xuất từ sự kiểm soát toàn bộ tiền bạc trên trái đất và đe dọa toàn thể nhân loại”. Ngài nói tiếp: “Loại khủng bố cơ bản này nuôi dưỡng thêm các loại khủng bố khác như buôn ma túy, khủng bố của Quốc gia và một vài loại khủng bố bị gọi sai là khủng bố chủng tộc hay tôn giáo”, vì “không có dân tộc nào, tôn giáo nào là khủng bố, tuy nhiên có những nhóm nhỏ cực đoan ở bất cứ nơi đâu.”

Nhưng đối với Đức Giáo hoàng, “khủng bố nảy sinh ra khi mình đuổi các điều tuyệt vời của tạo dựng, người đàn ông người đàn bà, để thay thế tiền bạc vào đó”.

  1. “Ngọn roi khiếp sợ”

Theo ngài “chế độ bạo ngược” này được duy trì bằng “ngọn roi sợ hãi. Sợ hãi nuôi dưỡng, sợ hãi lèo lái… Bởi vì đó là công ăn việc làm tốt cho những người buôn vũ khí và buôn thần chết, nó làm chúng ta suy yếu, mất quân bình, hủy cơ chế đề kháng thiêng liêng”.

  1. “Các bức tường đẫm máu”

Đức Phanxicô nhận xét: “Đối diện với sự khiếp sợ này, sự khiếp sợ được gieo ở các vùng ngoại vi, với các vụ giết người, hôi của, bức bách và bất công, các công dân nào còn giữ một vài quyền nào, họ đó cố bảo vệ mình bằng hàng rào an ninh giả tạo là các bức tường chắn, đôi khi là những bức tường đẫm máu.”

Thuốc chữa duy nhất cho căn bệnh này là lòng thương xót, hiệu quả hơn tất cả các loại thuốc an thần, thuốc chống suy thoái, các bức tường, các vũ khí hay các báo động. “Và đó là nhưng không: là ơn của Chúa!”. Ngài báo trước: “Tất cả các bức tường đều rơi xuống. Anh chị em đừng bị đánh lừa, để chống với “bức tường tiền bạc, anh chị em hãy xây cầu”.

  1. Ví dụ của những người di dân, người tị nạn, người phải tha hương

Đức Giáo hoàng đưa ra ví dụ, cứ xem số phận của những người bị buộc phải di dân, họ có cùng chung số phận với những người tị nạn vì chiến tranh, vì kinh tế, cả hai đều là nạn nhân của bạo lực: “Biết bao nhiêu gia đình bị tống ra khỏi đất nước vì lý do kinh tế hay bạo lực dưới mọi hình thức, những gia đình phải chịu cảnh biệt xứ – tôi đã nói điều này với các nhà cầm quyền toàn thế giới – vì hệ thống xã hội kinh tế và chiến tranh bất công, các nạn nhân này không đi tìm cũng không gây ra chiến tranh, họ đau khổ vì phải bị bật ra khỏi đất nước của tổ tiên họ, và còn đau khổ hơn đối với những người bị từ chối, không ai nhận họ.” Ngài kêu gọi các Quốc gia “có những biện pháp thích hợp để đón nhận và hội nhập tất cả những ai, vì lý do này lý do kia, tìm một chỗ trú ẩn”.

  1. “Sự phá sản của nhân loại”

Đức Giáo hoàng dùng lại các chữ của giám mục Hieronymos của địa phận Athena trong chuyến cùng đi đến đảo Lesbos ngày 16 tháng 4 vừa qua, “phá sản của nhân loại”, một chữ dùng khôn khéo trong thuật ngữ ngân hàng, để nói đến số phận của những người tị nạn so với những người bình thường.

“Khi ngân hàng phá sản thì có các số tiền khổng lồ đến ngay lập tức để cứu, nhưng khi nhân loại phá sản, thì không có một xu để cứu người anh em. Và vì thế biển Địa Trung Hải biến thành nghĩa địa chứ không còn là biển Địa Trung Hải bình thường.

  1. Các chính trị gia xã hội tham nhũng

Cuối cùng, Đức Phanxicô kêu gọi làm mới lại hệ thống dân chủ, ngài khuyến khích các phong trào đại chúng phải làm việc thế nào để những người bị loại trừ chủ động nắm số phận mình trong tay, hành động để họ có tiếng nói. “Ý tưởng chính trị xã hội được xem như chính trị hướng về người nghèo, nhưng không bao giờ với người nghèo và của người nghèo (…), đối với tôi, đó là một loại thùng rác được tô son để che đậy các cặn bã của hệ thống.”

Đức Phanxicô cho một ví dụ để noi theo, đó là mục sư Martin Luther King, “người luôn biết chọn tình huynh đệ dù phải ở giữa các bức bách và sỉ nhục, vì người mạnh là người cắt đứt chuỗi dây của sự dữ”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch