Ông Jean-Robert Ouimet, người Quebec, Canada đã thăm Mẹ Têrêxa và hỏi Mẹ câu hỏi của người môn đệ: «Lạy Chúa, con phải bỏ tất cả để theo Ngài sao?»
fr.aleteia.org, Louise Alméras, 2016-09-18
Cách đây vài năm, ông Jean-Robert Ouimet có một buổi diễn thuyết ở một trường Thương mại thế giá ở Paris. Các nhà lãnh đạo tương lai, các nhân vật cao cấp hay chỉ những người bình thường quan tâm đến đề tài của ông, họ đến nghe ông trình bày quan điểm về cách điều hành theo tinh thần kitô giáo. Với những ai chưa biết về ông thì ông là một người ở bang Quebec, Canada, tỷ phú từ khi sinh ra, điều hành cơ sở Cordon Bleu inc của cha mình. Đến buổi diễn thuyết với bộ đồ du lịch, cặp mắt xanh da trời của ông nhìn cử tọa đang thán phục nghe ông nói về thương mại, ông đã hé lộ cho biết câu chuyện rất đẹp của đời ông.
Cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cuộc đời
Người giám đốc hãng đến để trình bày chủ đề Dự án của chúng tôi, phương pháp quản trị cảm hứng từ giáo điều xã hội của Giáo hội. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Thương mại Montréal (HEC-Montréal) và tiến sĩ Khoa học kinh tế và xã hội, mục đích của ông là chứng minh có một khả năng phối hợp hiệu năng làm việc với đời sống thiêng liêng. Ông đưa tất cả nhân viên của mình đi theo con đường này và đặt một điều lên hàng đầu, là phải đi gặp từng người trong các nhân viên của mình dù số lượng có đông đến như thế nào. Đặt Tình yêu của Chúa trên tất cả, ông giao phó các quyết định của mình trong tay Chúa và để hệ thống điều hành của mình cho Chúa điều khiển. Ông tin chắc, đó là cách tốt nhất để có hiệu quả. Trên thực tế, ông muốn làm cho nhân viên được thoải mái khi làm việc. Về phần ông, ông đi lễ mỗi ngày để được nhất quán trong việc làm của mình.
Ông lấy quyết định này sau khi gặp Mẹ Têrêxa lần đầu. Bướng bỉnh và thiển cận, rồi cuối cùng ông cũng đi gặp Mẹ. Dù vậy, ông không có câu trả lời khi ông hỏi Mẹ: «Mẹ, con phải cho Ngài tất cả những gì con có sao?» Câu khẳng định đối với ông, không có gì đơn giản hơn là tổ chức đời mình theo tình yêu.
Mẹ Têrêxa trả lời, vì ông đã có gia đình nên ông phải đặt vợ ông lên hàng đầu. Và vì ông có con, nên ông phải đặt các con ở hàng thứ nhì. Và cuối cùng, vì ông là chủ, ông phải đặt nhân viên vào hàng thứ ba. Tất cả là cả một chương trình, nhất là phải tái tổ chức lại đối với người đã làm ngược hết các thứ tự này. Nhưng rước Mình Thánh Chúa mỗi ngày là quyết tâm đầu tiên, để không bị thất bại. Và ông tiếp tục liên lạc với Mẹ Têrêxa.
«Con làm gì với các nén bạc của con?»
Lời của ông làm cử tọa xúc động, có lẽ vì ông bắt đầu bài nói chuyện bằng phút thinh lặng, phút này ông dùng thì giờ để nhìn mỗi người. Trong thời gian đó, vợ ông đang bị bệnh nặng phải năm bệnh viện ở Paris. Ông kể ông đã tái tổ chức lại khi ông phải đối diện với đời sống riêng của mình, để giữ hôn nhân của mình. Tuổi ba mươi đã qua, cuối cùng ông gặp vợ ông, người mà ông đã chờ từ lâu. Sau này, thái độ và các chênh lệch của ông đã đẩy họ nhiều lần đến bờ ly dị. Nhưng cuối cùng là tha thứ, dù có những lời trách móc nặng nề. Họ đi dạo, một mình, thinh lặng, một câu nói nhẹ bộc ra cũng đủ châm ngòi cho quả bom nổ. Ông tự hào về chiến thắng này, vì sau 80 tuổi, nó đã có thể duy trì, đã có thể nói cho chúng ta biết, ông quan tâm đến sức khỏe của vợ như thế nào. Cuối cùng, ông tự hào về bài học ông để lại cho bốn đứa con và ông mong các con không bao giờ ly dị.
Chắc chắn, lời chứng từ cuối cùng này đã cho thấy, ông đã nghe lời khuyên của Mẹ Têrêxa từng chữ một đến độ nào, dù cho đòi hỏi cao của nó, dù cho tiền bạc, quyền lực và tài năng ông có. Vì câu nói tối hậu vẫn thường trở lui trở tới với ông: «Con đã làm gì với các nén bạc của con?», đối với ông, không có chuyện dùng tiền bạc không đúng cách. Khi nào ông cũng phải nhớ lại các bổn phận đầu tiên của mình.
Vào cuối buổi trình bày, không phải là người tỷ phú đến gặp cử tọa, cũng không phải là ông chủ, nhưng là người xin cử tọa, không phải cầu nguyện cho ông, nhưng cùng cầu nguyện với ông, trong chiều sâu của ánh nhìn cương quyết của ông.
Marta An Nguyễn chuyển dịch