Vì sao Đức Phanxicô giữ thinh lặng ở trại tập trung Auschwitz

460

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, Krakov, 2016-07-29

«Lạy Chúa, xin Chúa tha thứ cho bao nhiêu là điều tàn ác»,

Đức Phanxicô viết trong sổ lưu niệm của trại tập trung.

Đức Phanxicô thắp nến ở Auschwitz

Ngược với Đức Gioan-Phaolô II đã viếng trại ngày 7 tháng 6-1979 (lần đầu tiên khi ngài là giáo hoàng), Đức Bênêđictô XVI viếng trại ngày 28 tháng 5- 2006, Đức Phanxicô đang ở Ba Lan trong những ngày JMJ, ngài đã chọn giữ thinh lặng khi ở trong các trại Auschwitz và Birkenau, sáng thứ sáu 29 tháng 7-2016.

Như các vị tiền nhiệm của mình, ngài đã buồn bã đi bộ qua cổng trại danh tiếng «Việc làm mang đến tự do, arbeitmachtfrei», sau đó ngài thinh lặng cầu nguyện lâu trước «tòa kháng cáo» không xa «bức tường của cái chết», nơi hành quyết các người bị bắt giữ.

«Lạy Chúa, xin thương xót dân Ngài, lạy Chúa, xin Chúa tha thứ cho bao nhiêu là điều tàn ác»

Kế đó ngài ngồi tưởng niệm, không nói một lời trong phòng giam Thánh Maximilien Kolbe, ở lốc 11 của tòa nhà 18. Linh mục Kolbe người Ba Lan, nhà trí thức và là người có đời sống thiêng liêng cao cả, cha đã hy sinh mạng sống mình để cứu một người bị bắt giam khác, một người cha gia đình. Nhưng cha đã chết vì đói cách đây 75 năm, trong những điều kiện cay đắng, cha chứng kiến đến cùng các bàn đồng đội của mình cũng bị lên án như mình.

Trong Thế chiến Thứ nhất, hơn một triệu người bị thanh toán ở hai trại này, trong đó có hơn 900 000 người là người Do Thái.

Trong sổ vàng, Đức Phanxicô đã viết bằng tiếng mẹ đẻ của mình: ««Lạy Chúa, xin Chúa tha thứ cho bao nhiêu là điều tàn ác»,.

Ngài đã ôm hôn các người sống sót, trong số này có những người bây giờ đã trăm tuổi. Sau đó, ngài đi xe điện đến đường xe lửa, tại đây ngài chầm chậm đi bộ dọc đường rầy xe lửa buồn thảm dẫn đến các lò hơi ngạt và lò thiêu ở trại Birkenau bên cạnh.

Sau khi thinh lặng tưởng niệm, ngài chào hỏi 25 người Công Chính trong số các quốc gia, những người này đã liều mạng sống mình để cứu người Do Thái trong thời chiến tranh. Trong khi ngài tưởng niệm, một thượng giáo sĩ hát Thánh vịnh 130 bằng tiếng hêbrơ. Một linh mục Ba Lan đã dịch lại.

«Tôi muốn đến nơi kinh hoàng này không diễn văn, không ai, chỉ một mình với những gì cần thiết nhất, chỉ đến và cầu nguyện. Xin Chúa cho tôi ơn để khóc.»

Trên chuyến bay từ Albania về Rôma ngày 26 tháng 6-2016, Đức Phanxicô đã nói lên ý định muốn thinh lặng khi đến các nơi này: «Tôi muốn đến nơi kinh hoàng này không diễn văn, không ai, chỉ một mình với những gì cần thiết nhất, chỉ đến và cầu nguyện. Xin Chúa cho tôi ơn để khóc.»

Còn về phần Đức Bênêđictô XVI, khi lên tiếng, ngài đã phải xin lỗi: «Gần như không thể nói gì khi ở nơi kinh hoàng này, nơi tích tụ các tội ác chống Chúa, chống con người, những điều tàn ác không có gì so sánh trong lịch sử, và đặc biệt khó khăn và ức hiếp cho một kitô hữu và cho một giáo hoàng đến từ nước Đức. Ở đây, lời không thốt ra được. Tận cùng chỉ là một thinh lặng kinh hoàng. Một thinh lặng như tiếng kêu, kêu lên Chúa: Tại sao Chúa vẫn thinh lặng? Làm thế nào Chúa có thể bao dung cho tất cả những chuyện này?»

Đức Gioan-Phaolô II đã cử hành thánh lễ tưởng niệm Linh mục Kolbe – ở ven bờ nhưng bên ngoài trại -, và ngài thường đến nơi này trước khi là giáo hoàng. «Vì thế tôi không thể không đến đây khi đã là giáo hoàng, ngài nhấn mạnh giải thích trong lần đầu ngài đến. Và ngài nói thêm: «Tôi đến (…) vì nhân loại (…) vì sẽ không đúng lý cho ai đến đây mà dửng dưng. (…) như thử Auschwitz là tiêu cực với lương tâm nhân loại…»

Đức Phanxicô là giáo hoàng Châu Mỹ La Tinh đầu tiên, ngài không có một nét riêng tiêu cực nào mang tính Âu châu cá nhân để giải quyết vấn đề quá tế nhị và nhạy cảm này. Hơn nữa, từ lâu ngài đã có các quan hệ cá nhân tốt với cộng đoàn Do Thái. Như thế, trong tương quan là bạn, chứ không phải là giáo hoàng, nên đã làm cho ngài hoàn toàn có tự do. Còn về chuyện Đức Bênêđictô XVI đặt câu hỏi về sự thinh lặng của Chúa trước nạn diệt chủng người Do Thái, thì đó cũng là câu hỏi đau nhói của cộng đoàn Do Thái sau chiến tranh, Đức Phanxicô sẽ chỉ có thể mang đến một câu trả lời theo cách của ngài, vào chiều thứ sáu này khi ngài đi đàng thánh giá với các người trẻ ở Krakow.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch