Arendt: Chính trong cái trống rỗng của tư duy mà nảy sinh ra sự dữ
fxbellamy.fr, François-Xavier Bellamy, 2016-06-18
Bài phỏng vấn giáo sư triết François-Xavier Bellamy trên trang mạng L’Opinion ngày 15 tháng 6. Bài do Irène Inchauspé ghi lại.
Triết lý có thể giúp chúng ta hiểu nạn khủng bố không?
Lúc nào trong sự dữ cũng có một huyền bí nào đó không giải thích được, và nó phải ở đó. Làm sao có thể tự cho mình có thể hiểu tất cả? Khi một người quyết định họ giết một người vô tội, thì chuyện xấu này đòi có một lý do. Sự dữ tuyệt đối, là cái phi lý có thể chiếm lĩnh con người. «Chính trong cái trống rỗng tư duy mà nảy sinh ra sự dữ», nữ triết gia người Do Thái Hannah Arendt đã viết. Như thế thúc đẩy chúng ta phải giữ lương tâm luôn tỉnh thức: Nếu triết lý không giải thích được nạn khủng bố thì nó có thể tìm tòi để hiểu ở mãnh đất nào đã sinh ra khủng bố, có nghĩa là các điểm yếu, sự mong manh của xã hội chúng ta, những kẽ hở qua đó bạo lực len vào. Có vẻ như chúng ta không sống nhiều «cơn sốc của các văn hóa» cho bằng «cơn sốc của sự kém văn hóa»: khi nói như vậy, tôi không nói văn hóa theo nghĩa ưu tú hay hời hợt bên ngoài. Văn hóa là cái gì thiết yếu nhất nơi con người: và sự nghèo nàn của nó sản xuất ra cơn khủng hoảng mà chúng ta đang sống, sự khó khăn khi nói chuyện chung với nhau, sự dửng dưng làm cô lập chúng ta, sự không có khả năng đối thoại – trong khi lời nói là trọng tâm cho sự điều hành của tất cả mọi nền dân chủ. Khi các sự không biết tương tác qua về trong xã hội, mọi sự bất đồng trở nên nguồn của bạo lực, và con người gần như trở nên thiếu tình người. Thách thức của xã hội chúng ta là đi ra khỏi cơn sốc kém văn hóa, và muốn làm như vậy thì phải tái chinh phục lại lời – kể cả lời trước công chúng, mà sự rút tủy là cả một vấn đề chính trị.
Chúng ta có thể tự an ủi cho sự bất công khi nói ai làm sự dữ thì chính người đó bất hạnh?
Phải nghĩ đến điều ngược lại: nếu không nhục nhã, không hối hận, không ngại ngùng đắn đo, cũng không biết chuyện gì gây bức rức trong lòng, không ngăn chặn được thủ phạm vui về lỗi của mình, thì khi đó chúng ta lại đứng trước một chuyện bê bối khác. Nhưng thực chất của triết lý được sinh ra từ ý tưởng của một đời sống hạnh phúc, mà người Hy Lạp gọi là đời sống tốt. Vậy, chính họ cũng là nạn nhân của sự bức bách và bạo lực, theo Platon, triết gia Socrate khẳng định một xác quyết rất quan trọng: thà chịu bất công còn hơn phạm bất công. Đương nhiên, nghe câu này thì thật cực kỳ choáng khi ngày nay khẳng định như thế, khi chúng ta thấy những người vô tội bị giết chẳng có lý do, chỉ vì họ là người Pháp, người Mỹ, người đồng tính hay cảnh sát. Thật là bất công và thật là tàn bạo… Thế mà triết lý có thể giúp chúng ta không đáp trả bất công bằng cách mình phạm bất công, chọn điều tốt thay vì trả thù. Đó là một chọn lựa anh hùng – vì chính chọn lựa này xây dựng cho nền tảng dân chủ: muốn thảo luận với các người phản biện mình, chứ không phải sự thinh lặng của họ; muốn công chính khi bị tấn công chứ không muốn trả thù; muốn hòa bình, và không muốn quyền lực, tất cả những chuyện này đòi hỏi một sự can đảm vô biên. Nhưng đi xong được con đường này thì có hạnh phúc nhiều hơn là bạo lực, bạo lực chẳng dẫn đến được gì.
Các tôn giáo có phải là nguồn của các sự dữ của con người?
Thật phi ý khi khẳng định tôn giáo là nguyên do của tất cả sự dữ, nhưng cũng phi lý khi nói tôn giáo chẳng có nguyên do gì trong những gì đang xảy ra cho chúng ta. Kitô giáo đã cố gắng để có một đối thoại với lý tính, nhất là tiếp cận với triết lý có trước nó. Chủ nghĩa tận căn là từ chối sự cố gắng này của lý tính. Hồi giáo phải nhận biết sự tự lập của lý tính là điều thiết yếu, dù nhân danh tôn giáo. Vì, như triết gia Pascal đã nói, lý tính đích thực sáng suốt sẽ nhận biết mình không thể hiểu tất cả: và khi nó đi đến tận cùng tiến trình của mình, nó sẽ nhận biết lựa chọn tin hay không tin. Vì không tin, cũng là một lựa chọn, mà không có gì hiển nhiên.
Ông có nói ngày nay chúng ta có thể lạc quan?
Đối với tôi, câu thần chú «rồi sẽ tốt hơn» là hoàn toàn không đúng chỗ khi đời sống của nhiều người càng ngày càng gay go hơn… Thực tế của bất công và bạo lực bắt chúng ta phải cấm mình không được thỏa mãn với một chủ nghĩa lạc quan dễ dãi và hời hợt. Nhưng nếu nó sẽ không tốt hơn thì đây là lúc để hy vọng! Khi xã hội chúng ta gần như khép mình trong thế giới đang đi, trong lợi ích của sự ngay lập tức, thì lúc đó chính trị giảm thiểu xuống còn những câu ngăn ngắn và khi các thảo luận rơi vào sự lên án kịch liệt, thì dù vậy, chúng ta cũng thấy đâu đâu cũng có dấu hiệu của một sự khát khao vô cùng của suy tư, của chiều sâu, của đối thoại. Tôi thấy một dấu hiệu hy vọng, chẳng hạn, trong sự thành công của các Buổi tối Triết học mà chúng tôi tổ chức hai lần mỗi tháng ở Nhà Kịch nghệ của tác phẩm ở Paris. Từ ba năm nay, có 400 người đến các buổi gặp gỡ này không kèn không trống, không quảng cáo… Cái khát cần có một độ lùi, cần suy tư cho thấy khắp nơi trong xã hội chúng ta; và đó cũng là trường hợp ở trường học: ở đó chúng ta không thể thật sự nói rồi sẽ tốt hơn, nhưng là ngược lại. Rất khó để lạc quan… Nhưng dù cho có khó khăn, dù cho các lỗi lầm tập thể của chúng ta, cái khát học hỏi của học sinh đủ để chúng ta tiếp tục hy vọng!
Marta An Nguyễn chuyển dịch