Đức Thánh Cha tiếp kiến Đại Iman của Đại Học Hồi giáo Al-Azhar 

281

la-croix.com, Anne-Bénédicte Hoffner và Sébastien Maillard, 2016-05-23

Pope Francis welcomes Sunni Muslim leader to VaticanSáng thứ hai 23 tháng 5, lần đầu tiên Đức Phanxicô tiếp kiến Giáo sư Ahmed el-Tayeb, Đại Imam Viện trưởng đại học Hồi giáo Al-Azhar của Ai cập. Theo linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh, cuộc tiếp kiến dài ba mươi phút và “rất thân tình”. Đức Giáo hoàng đã tặng Đại Iman một mề đai cây ô liu tượng trưng cho hòa bình và một bản Thông điệp “Chúc tụng Chúa”.

Sau buổi tiếp kiến và trước khi rời Dinh Tông Tòa, Đại Iman hội kiến với Đức Hồng y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, có Đức Cha Tổng thư ký Miguel Ángel Ayuso Guixot của Hội đồng này tháp tùng.

Trong cuộc nói chuyện này, Đức Phanxicô và Đại Iman đã đề cao ý nghĩa lớn lao của cuộc gặp gỡ này trong khuôn khổ cuộc đối thoại giữa Công Giáo và Hồi giáo. Theo tin của Tòa Thánh, hai vị đề cập về sự dấn thân chung của các vị hữu trách và tín hữu thuộc các tôn giáo lớn cho hòa bình thế giới, về việc từ khước bạo lực và khủng bố, về tình trạng các tín hữu Kitô trong bối cảnh các cuộc xung đột và căng thẳng tại Trung Đông, cũng như việc bảo vệ các tín hữu ở đây.

Cuộc gặp này đánh dấu cuộc đối thoại bị đứt đoạn từ năm năm nay với Học viện uy thế của hồi giáo sunnit, một Học viện bây giờ đang bị lung lay.

Năm 2010, Giáo sư Ahmed Al Tayeb được chỉ định làm Đại Iman của Đại học Al Azhar ở Ai Cập, chủ trương một hồi giáo “trung dung”.

Buổi gặp sáng thứ hai giữa Đức Phanxicô và Đại Iman Al-Azhar là kết quả của nhiều năm làm việc. Sau buổi trao đổi với Đức Phanxicô trong vòng 15 phút, ba thành viên khác trong phái đoàn Ai Cập đã cùng đến gặp.

Trao đổi lại

Không tin nào lọt ra ngoài, nhưng buổi tiếp kiến này tự nó rất quan trọng, vì đây là lần đầu tiên hai bên trao đổi lại, đánh dấu việc trao đổi thường xuyên được phát kiến từ năm 1998 với Học viện có từ hàng ngàn năm, vừa là trụ sở của Iman, vừa là trường đại học.

Sau sự nguội lạnh do vụ gây tranh cãi Ratisbonne xảy ra – bài diễn văn của Đức Bênêđictô XVI trước sân trường Đại học Đức-, Đại học Al-Azhar lấy cớ do phản ứng với Đức Bênêđictô XVI mà có vụ thảm sát xảy ra ở  Alexandrie (ngày 1 tháng 1-2011, vụ tấn công trong một nhà thờ Cốp làm 21 người thiệt mạng) nên họ đình chỉ mọi trao đổi trực tiếp: các nhận xét này tố cáo đặc biệt kỳ thị chống các tín hữu kitô giáo.

“Gởi một thông điệp hòa bình”

Qua cuộc gặp gỡ này, Đức Phanxicô đã gỡ vụ tranh chấp cũ của vị tiền nhiệm mình. Trên lãnh vực này, cũng như trên các quan hệ với Giáo hội Chính thống (cuộc gặp với thượng phụ Kiril của Matxcơva) hay với các thành viên của giáo phái Lefebvre (gặp Giám mục Bernard Fellay), ngài cho thấy có thể làm lay động các tuyến đường.

Giữa tháng hai, một phái đoàn Vatican đã đến Ai Cập để chuẩn bị cho cuộc gặp này. “Cả thế giới mong chờ cuộc gặp gỡ này để gởi một sứ điệp hòa bình, chận con đường tuyên truyền bạo lực, khủng bố và cực đoan”, bản thông báo của Đại học cho biết. Về phần mình, Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn nhấn mạnh, “chúng tôi đồng ý về tầm quan trọng phải tiếp tục và củng cố đối thoại này, để làm điều thiện cho nhân loại”.

Vatican biện minh cho sự quan tâm của Đức Giáo hoàng trong việc tiếp Đại Iman của Đại học Al Azhar vì Viện đại học uy tín này có một vai trò “biểu tượng” rất lớn trong thế giới hồi giáo sunnit.

Không phải cá nhân giáo sư Ahmed Al Tayeb mà Đức Giáo hoàng đặt lên hàng đầu, nhưng chức vụ giáo sư đóng trong thế giới sunnit đã làm cho giáo sư là nhân vật không thể không có trong cuộc đối thoại liên tôn này. Cũng tương đương trách vụ này là Đại học Qom en Iran trong thế giới hồi giáo chiit. Hay Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople, “tuy không nặng ký trong các sự kiện nhưng là di sản của một quá trình lịch sử lâu dài,” một nhà ngoại giao của giáo triều cho biết.

Một hồi giáo “trung dung”

Giáo sư Ahmed el-Tayeb, năm nay 70 tuổi, đã từng học về tư tưởng Hồi giáo ở Đại học Sorbonne, Paris. Năm 2010, giáo sư được Đại Iman Hosni Moubarak, một người hồi giáo trung dung bổ nhiệm để “đứng đầu sườn dốc đứng của những người “cực đoan” ngu dốt đi theo con đường khủng bố, và sườn dốc bên kia là những người “khoan hòa, mong một ngày Đông phương sẽ biến thành một phần của Tây phương”, sử gia Dominique Avon tóm tắt.

Năm 2012, trong bản tuyên bố về các tự do nền tảng, Đại học Al Azhar đã đưa lên hàng đầu khái niệm “tư cách công dân” cho cả những người không-hồi giáo đã làm cho rất nhiều người Ai Cập hy vọng.

Đại học Al Azhar, một cơ chế mong manh

Nhưng các nhà quan sát hiểu các khó khăn của Đại học Al Azhar để cụ thể hóa tham vọng này đứng trước các áp dụng chính trị và chủ trương xâm nhập để đổi cơ chế của nhóm Các Huynh đệ Hồi giáo và các thủ lãnh hồi giáo. Sự từ chối không tuyệt thông để chống lại những người chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo Tự xưng được giải thích là do một giáo huấn còn mạnh bởi việc nhắc lại một cách có hệ thống các nguyên tắc “không di dời” và nỗi sợ sự chia rẽ còn lớn hơn giữa những người sunnit với nhau.

Một thể chế mong manh trong chính thế giới ả rập-hồi giáo đang bị khủng hoảng, “Đại học Al Azhar đi tìm một thể thức hợp pháp quốc tế”, một nhà am hiểu tình hình cho biết, ông nhắc lại một số lớn người hồi giáo “ngưỡng mộ” chức vụ giáo hoàng. Với cuộc viếng thăm này, giáo sư giáo sĩ Ahmed Al Tayeb cho thấy mình như là “giáo hoàng của người hồi giáo” của người sunnit, thậm chí của cả người chiit.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch