famillechretienne.fr, Aymeric Pourbaix, 2016-05-17
“Người ta không trở nên già vì đã sống một số năm. Người ta trở nên già vì đã bỏ mất đi lý tưởng của mình.” Câu này được cho là câu của Churchill, là sự chẩn đoán hoàn hảo cho sự hỏng của Âu Châu ngày nay. Đó cũng cùng một chất vấn hiện sinh từng ám ảnh Jacques Barrot, hình ảnh biểu tượng cho nền Dân chủ kitô giáo, ông viết trong Hồi ký của mình: “Tại sao chủ nghĩa nhân đạo cảm hứng từ tinh thần kitô giáo không có hậu duệ?” Câu hỏi này Churchill đã trả lời giùm: “Bạn cũng trẻ như đức tin của bạn. Nhưng bạn cũng già với nghi ngờ của bạn.”
Và nước Pháp ngạc nhiên khám phá trong những cuộc biểu tình lớn về gia đình năm 2013, mình vẫn còn dựa trên rất nhiều người trẻ công giáo. Họ sẵn sàng làm chứng, đức tin của họ không có thiên chức ở trong lãnh vực riêng tư, nhưng thấm nhập vào trọn xã hội, kể cả trong lãnh vực chính trị. Trả lời cho những ai như ông Pierre Moscov ở đây, ông là ủy viên Âu Châu, xem rằng các thể chế của Liên hiệp Âu Châu không được dựa trên “hai phần ba dân số Âu Châu tự cho mình là tín hữu kitô giáo”, như chính ông nhận biết điều này.
Vẫn còn một chất vấn khác, sâu đậm hơn, lần này liên quan đến chính người công giáo. Làm sao giải thích trên thực tế, dù có trường tư công giáo, dù các công trình xã hội được nhân lên gấp bội ở thế kỷ 20, Giáo hội ở Pháp vẫn không cự lại được việc thế tục hóa, đến độ những người công giáo giữ đạo trở thành một thiểu số nhỏ? Và, trong khi sự phổ biến tinh thần tông đồ là nằm trong bản chất của chính Giáo hội, được sinh động nhờ “sức thổi hiển hách vào Nhà Hội” như linh mục Dòng Tên Jean Galot viết rất khéo: “Say sưa” đến từ Trên Cao, niềm nhiệt huyết đích thực đã cho phép Giáo hội đi qua bao nhiêu thế kỷ.
Tại sao Giáo hội và các gia đình không biết cự lại việc thế tục hóa?
Chính vì nhiệt huyết không phải là tư tưởng thoát tục. Nó là “hoa quả của Thập giá”, tác giả quyển “Thần Khí của tình yêu” viết tiếp, “nó tuôn ra từ sự hy sinh cứu chuộc”. Cũng một cách này, trước khi nhận phép rửa, trước khi ra hoạt động công khai, Chúa Giêsu đã được Thần Khí đưa vào sa mạc (Mc 1, 12).
Điều này không có nghĩa là phải đi ra khỏi thế gian này. Nhưng con người ngày nay, người kitô hữu, trước hết phải định hướng đời mình về bên trong, khôi phục lại từ cội rễ của mình. Như một đối trọng, một phương thuốc giải độc cho thời hiện đại. Đã đến lúc phải có một dứt bỏ nào đó, một phút hồi tâm để mang lại cho tâm hồn sự trẻ trung và chiều mức sâu đậm của nó.
Con người mới mà Thánh Phaolô nói không phải là người mất gốc ra khỏi Cách mạng, không quá khứ, không bám dính. Nối lại với sự trao truyền đức tin, bởi “thế hệ thiêng liêng” của những người kitô hữu, là cũng đòi hỏi phải dựa trên thiên nhiên, trên các thế hệ sinh học. Như thế hạnh phúc được thấy các sáng kiến trong tinh thần kitô cổ động cho mối dây giữa các thế hệ. Đó là một trong các chìa khóa để tìm lại trí nhớ, để làm trẻ lại Lục địa cổ xưa của chúng ta.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch