Sống nơi có những căng thẳng

202

Trích sách Chế giễu các tu sĩ Dòng Tên, Nicolaas Sintobin s.j.

Dòng Tên Inhaxiô và các bạn

Vào cuối câu chuyện với một tu sĩ Dòng Tên, một bà hỏi:

– Thưa cha, có phải người ta chẳng bao giờ có được một câu trả lời rõ ràng minh bạch từ một tu sĩ Dòng Tên không?

Câu trả lời của tu sĩ Dòng Tên:

– Hừ… có và không…

Thánh I-Nhã sống vào một thời mà gần như toàn bộ các điểm chuẩn quen thuộc về đời sống tu trì, văn hóa, kinh tế, trí tuệ đang trên đà tiến hóa. Trong chỉ vòng vài chục năm, bề mặt thế giới như đã từng biết đã tăng gấp ba; các hiểu biết đang gia tăng theo cấp số nhân; các trao đổi trên thế giới về người và về của đã vươn lên thật sự; còn về các suy tư về ý nghĩa cuộc sống, Cải cách và Bài-Cải cách đã làm cho hàng thế kỷ chắc bẩm với những gì mình biết và có được một sự an toàn tương đối, đã thật sự chấm dứt. Đó là thế kỷ đột biến và bất an. Từ đó phát triển dần dần một tinh thần thời đại và một nền văn hóa, theo đó tất cả gần như mới và khả thể. Thánh I-Nhã sinh ra trong một giai đoạn có rất nhiều điểm tương đồng với nền văn hóa hiện nay của chúng ta.

Linh đạo I-Nhã có thể được xem như một hướng dẫn cho những người đi tìm con đường của mình trong một nền văn hóa liên tục đột biến. Nền văn hóa thời đó cũng như thời này, nổi bật qua một loạt căng thẳng mà chúng ta thường xuyên phải sống trong đó. Mục đích không phải là làm chấm dứt các căng thẳng một lần cho xong. Và đó cũng là điều không nên mong muốn. Mục đích, là dứt khoát thấm nhập vào các căng thẳng này và để cho các căng thẳng này đụng đến chính mình. Nên, mỗi lần như vậy là bạn đi tìm một tư thế uyển chuyển, một thế thăng bằng luôn luôn khác.

Một cách tự phát, chúng ta muốn có những câu trả lời đơn giản, trong suốt theo kiểu trắng hoặc đen: có hoặc không. Như thế, ít nhất bạn biết mình đang ở đâu. Hay: Bạn nói những gì bạn nghĩ trong đầu, đừng nói quanh co. Bạn không cần phải mang bao tay. Truyền thống I-Nhã đi ngược lại dòng suy nghĩ này. nó luôn mời chúng ta nghiên cứu các khía cạnh khác nhau và thường nghịch nhau hoặc không hòa giải được với vấn đề đặt ra, vậy phải xem xét việc đi tìm một câu trả lời.

Chính vì vậy mà Thánh I-Nhã khuyên các đồng hữu của mình, trong trường hợp có tranh cãi, nêu lên mà không thay đổi gì, không những các lập luận thuận, mà cả các lập luận chống. Ngài cũng nhắc lại, ngày mai bạn có thể hợp tác với người mà ngày hôm nay mình chống. Vì thế mới có lời khuyên: “Khi người ta hỏi mình một chuyện gì và mình nghĩ, tốt hơn không nên đụng đến chuyện này, thì hãy cẩn thận, dù phải từ chối thì phải từ chối làm sao để mình vẫn còn là bạn với người này.”

Đồng ý, nếu cứ làm như thế thì càng ngày càng trở nên chán. Và đôi khi cũng làm cho người ta có cảm tưởng, cũng không hoàn toàn sai, tu sĩ Dòng Tên thường núp đàng sau tất cả những chuyện vi tế này và thiếu can đảm để quyết định dứt khoát, mà không phải bị chạy vòng vòng. Nhưng kinh nghiệm có không dạy một thỏa hiệp được suy nghĩ chín chắn là giải pháp khôn ngoan chứ không phải hèn sao? Rằng các câu trả lời quá đơn giản sẽ khép kín hơn là mở ra sao? Một câu trả lời mở sẽ tạo một khoảng không gian tin tưởng, nơi có một cái gì mới sẽ được tăng trưởng và tính sáng tạo sẽ đơm bông sao?

Marta An Nguyễn chuyển dịch