Đức Phanxicô và Thượng phụ Kirill muốn “tránh thế chiến thứ ba”

163

cath.ch, 2016-02-15

Đức Giáo hoàng gặp Tổng  Giám mục Chính tòa Hilarion ngày 20-3-2013
Đức Giáo hoàng gặp Tổng Giám mục Chính tòa Hilarion ngày 20-3-2013

Ba ngày sau cuộc gặp gỡ giữa Đức Phanxicô và Thượng phụ Maxtcơva Kirill ở Cuba ngày 12 tháng 2-2016, ngày 15 tháng 2, tổng giám mục chính tòa Hilarion de Volokolamsk, “nhân vật số hai” của Giáo hội chính thống Nga nói về bản tuyên ngôn chung giữa hai nhà lãnh đạo tôn giáo. Trong một buổi phỏng vấn ở cổng Pravoslavie i mir (chính thống và thế giới), giáo chủ giải thích cả hai nhà lãnh đạo tôn giáo đều muốn tránh một chuỗi leo thang các xung đột ở Syria, có nguy cơ dẫn đến “thế chiến thứ ba”. Tổng giám mục nhấn mạnh đến phần đi trước của Rôma trong việc kêu gọi loại trừ “tất cả các hình thức chiêu dụ” ở Ukraina.

Một trong hai chủ đề chính của bản tuyên ngôn chung giữa Đức Phanxicô và Thượng phụ Kirill, là tình trạng của các tín hữu kitô ở Đông phương. Cả hai đều kêu gọi cộng đồng quốc tế phản ứng để tránh “sự gạt đi” cũng như “chấm dứt bạo lực và khủng bố” ở Syria và Irak. Ngoài ra cả hai cùng kêu gọi tất cả các thành phần tham dự vào cuộc xung đột này phải ngồi vào bàn thương thuyết và phải “hành động một cách có trách nhiệm và cẩn trọng”. Đây là lời kêu gọi để các chính trị gia phải “nắm lại và phải giữ bình tỉnh”, giáo chủ Hilarion giải thích, để tránh một cuộc leo thang các xung đột, có nguy cơ dẫn đến thế chiến thứ ba.

Tránh sự chạm trán với các cường quốc nguyên tử

Tổng giám mục chính tòa Hilarion, giám đốc phân bộ quan hệ đối ngoại của Tòa Thượng Phụ cũng cảnh báo sự thành lập các “liên minh có thể dẫn đến xung đột trực tiếp giữa bên này bên kia (…) Đây là khởi đầu các phản ứng quân sự có tầm vóc lớn, chứ không còn là hành động chống quân khủng bố, nhưng chống nhau, một bước đi đến thế chiến thứ ba”, giáo chủ lo lắng. Đứng trước sự “phát triển càng ngày càng nguy hiểm, dẫn đến tình trạng có sự chạm trán giữa các Quốc gia có vũ khi nguyên tử, thì điều cần thiết là phải kêu gọi tất cả các bên (…) không được vượt quá biên giới cuối cùng”, vị giáo chủ cánh tay mặt của Thượng phụ Kirill nói thêm.

Tuy nhiên quan điểm của Thượng phụ Kirill về Syria không hoàn toàn được trung lập: thượng phụ rất gần với Vladimir Poutine, tháng 1 vừa qua qua, ngài còn nói đến một cuộc chiến tranh “công chính” ở Syria, do quyền “bảo vệ hợp pháp”. Vậy, nếu không lực Nga khẳng định mình chỉ nhắm các cơ sở khủng bố, thì phương tây và các lực lượng quân sự kết án Nga đã tập trung dội bom trên những người phản loạn “trung trung” và đã làm thiệt mạng rất nhiều nạn nhân là dân sự. Nước Nga có truyền thống ưu tiên bảo vệ các tín hữu Đông phương chính thống, còn nước Pháp có truyền thống bảo vệ các tín hữu Đông phương la tinh.

Từ đối thủ đến hợp tác

Trong cuộc phỏng vấn được Giáo hội Nga dịch ra này, giáo chủ Hilarion cũng đề cập đến vấn đề kết hiệp ở Ukraina, một vấn đề gây bất đồng trong lịch sử giữa Vatican và Matxcơva. Giáo chủ Hilarion giải thích, bản tuyên ngôn chung dùng lại chữ kết hiệp của bản tuyên ngôn Balamand (Liban), năm 1993, nhưng “đây không phải bao phủ đơn vị hiệp nhất”. Tuy nhiên, đối với giáo chủ Hilarion, bản tuyên ngôn năm 2016 còn đi xa hơn, bởi vì nó “loại tất cả mọi hình thức chiêu dụ”. Khi khẳng định “chúng ta không cạnh tranh nhưng chúng ta là anh em”, Đức Giáo hoàng và Thượng phụ đã “thay đổi nhận thức hỗ tương của các tín hữu trong hai truyền thống”, giáo chủ vui mừng. Giáo chủ Hilarion giải thích, từ quan hệ cạnh tranh, chúng ta phải đi qua quan hệ hợp tác”.

Marta An Nguyễn chuyển dịch