Tại sao một linh mục vô danh người Eritrea có thể thắng giải Nobel Hòa bình

467

Christian Today – Mark Woods

Cha Mussie Zerai

Thủ tướng Đức, Angela Merkel, đang là nhân vật được ưu ái cho giải Nobel Hòa bình, sẽ được công bố ngày mai. Nhưng một linh mục Công giáo La Mã người Eritrea, cũng đang trong danh sách tiềm năng.

Cha Mussie Zerai, được tiến cử vì đã giúp cứu hàng ngàn mạng sống di dân đang băng qua Địa Trung hải.

Việc mục vụ của cha bắt đầu từ năm 2003, khi cha đưa số điện thoại của mình cho một nhà báo đang cần giúp dịch các câu chuyện đời của người Eritrea trong các trại tù ở Libya. Nhờ lời truyền miệng, con số nhà báo tìm đến cha ngày càng nhiều, và không chỉ giới hạn trong các bức tường của nhà tù Libya nữa.

Cha Zerai trở thành trung tâm của một đường dây hỗ trợ khủng hoảng, để các di dân gọi điện thoại xin giúp đỡ, khi họ mắc kẹt trong những chiếc xe ở sa mạc Sahara hay trên những con tàu lênh đênh biển cả. Cha gởi vị trí GPS của họ đến đội tuần duyên Ý và hải quân EU để thực hiện công tác giải cứu.

Con số cuộc gọi tăng lên quá nhiều, nên cha đã lập trung tâm điện thoại ‘Canh chừng Địa Trung Hải’ với hàng chục tình nguyện viên nói nhiều ngôn ngữ.

Cha Zerai đã gặp Đức Giáo hoàng Phanxicô, tại một hội nghị về vấn nạn buôn người. Cha cho biết, ‘Ngài bảo tôi, hãy có can đảm hơn nữa, hãy tiếp tục dấn bước.

Đội ngũ lãnh đạo muốn châu Âu tiếp nhận 160 ngàn người tị nạn, nhưng đồng thời cũng hứa xiết chặt kiểm soát đường biên giới.

Nhưng với cuộc khủng hoảng tị nạn, tại sao Kinh thánh không cho phép chúng ta quay lưng lại với những đứa trẻ đang bị chết chìm.

Các bi kịch của di dân buộc Liên minh Châu Âu phải suy nghĩ lại về chính sách tìm kiếm và giải cứu.

Còn tình hình của các tù nhân Kitô hữu ở Eritrea thì thật là ‘man rợ.”

Cha Zerai chỉ trích bà Angela Merkel và các chính trị gia châu Âu khác, những người mà cha tin làm nản lòng những người tìm kiếm tị nạn.

‘Bà Angela Merkel nói rằng: ‘800 ngàn người được chào đón.’ Việc này cho các chính trị gia một hình ảnh đẹp. Nhưng cụ thể hơn, những người này tìm đường đến biên giới của các bạn như thế nào? Họ đã phải chịu đựng nạn bạo lực nào? Tại sao không lập một đường hàng không từ Hi Lạp hay một hành lang nhân đạo từ Thổ Nhĩ Kỳ hay Li Băng?

Trong 15 năm qua,  có hơn 25 ngàn người chết trên Địa Trung hải. Và châu Âu đang làm gì nào? Xây lại các bức tường và lắp hàng rào thép gai.

Phải dùng tất cả mọi phương thức hợp pháp để chiến đấu với nạn buôn người, nếu không Biển của châu Âu sẽ trở thành một nghĩa địa khổng lồ.’

J.B. Thái Hòa chuyển dịch