Giáo hoàng Phanxicô có hòa hoãn quá với Vladimir Putin không?
la-croix.com, 06-11-2015
Ông Nicolas Kazarian, nhà nghiên cứu phối hợp với Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), phụ trách Khoa nghiên cứu địa chính trị của tôn giáo. Olivier Tallès ghi lại.
Ukraina là trọng tâm buổi nói chuyện giữa Giáo hoàng Phanxicô và Vladimir Putin ngày thứ tư 10 tháng 6 vừa qua.
Bị các chưởng ấn Phương Tây thúc ép phải có thái độ cứng rắn đối với Nga, Đức Giáo hoàng đã nhắc lại điều quan trọng là phải tôn trọng hiệp ước Minsk II để chấm dứt cuộc xung đột.
“Khi tiếp Vladimir Putin, Giáo hoàng Phanxicô đã chứng tỏ ngài có một sự tự do về mặt ngoại giao vô biên mà hàng trăm năm lịch sử truyền thống tôn giáo riêng của mình mới cho phép Đức Giáo hoàng làm được như vậy, nhất là đối với các chưởng ấn Mỹ và Âu Châu.
Tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên Tòa Thánh tái khẳng định sự không chạy theo đường lối về mặt chính trị Tây phương khi có cuộc viếng thăm của một lãnh đạo Nga. Trong lần gặp gỡ đầu tiên năm 2013 với ông Putin, Đức Phanxicô đã chống sự can thiệp quân sự vào Syria mà nhiều nước lúc đó yêu cầu, trong đó có nước Pháp.
“Nền ngoại giao Tòa Thánh thích hoạt động trong im lặng”
Sự tự do lớn lao này đi theo một tinh thần thực tiễn về mặt ngoại giao. Giáo hoàng Phanxicô cho rằng điều cần thiết là phải dệt sợi giây liên lạc đặc biệt với nước Nga về vấn đề Ukraina cũng như về vấn đề của các Kitô hữu ở Trung Đông.
Dưới mắt Vatican, các nước Phương Tây tự che mặt khi nghĩ rằng họ có thể giải quyết xung đột ở Ukraina và vấn đề Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Ả Rập mà không cần thông qua nhân vật chính là Matxcơva.
Nếu chỉ đích danh những người có trách nhiệm trong vụ xung đột Ukraina như người Mỹ muốn ngài làm, Giáo hoàng Phanxicô sẽ mất tự do cho lời nói của mình. Từ khi chế độ cộng sản sụp đổ, Vatican không còn giữ truyền thống đứng về một phía khi có xung đột.
Nền ngoại giao Tòa Thánh thích hoạt động trong im lặng. Hành động trực tiếp của Tòa Thánh được thực hiện qua khả năng liên hệ với các bên tham chiến mà vẫn đưa ra lời kêu gọi người công giáo phải giữ hòa bình và đối thoại.
“Tòa Thánh rất mong muốn xích gần lại với Giáo hội Chính thống”
Ở Ukraina, Giáo hoàng Phanxicô đã cảnh báo các giám mục-hy lạp, giáo phái thuộc công giáo theo nghi lễ byzantin hợp nhất với Rôma, không nên can thiệp quá mạnh vào chính trị của đất nước.
Sự xung đột ở đây được nuôi dưỡng bởi tình cảm ái quốc thổi bùng lên sự chống đối tôn giáo, trong khi Tòa Thánh rất muốn tiến gần lại Giáo hội Chính thống.
Tìm sự hợp nhất cho tín hữu Kitô là điều cực kỳ quan trọng đối với Giáo hoàng Phanxicô, nên xây dựng hòa bình ở Ukraina sẽ giúp cho việc đối thoại trên vấn đề gai góc của những người hy lạp-công giáo vẫn còn là một vết thương lịch sử trong tâm thức người chính thống.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch