Trở lại đạo Công giáo, cô gái Hồi giáo bị đe dọa giết chết

1026

Aleteia, 05-01-2015

Élisabeth de Lavigne chuyển từ tiếng Tây Ban Nha

Trở lại đạo Công giáo, cô gái Hồi giáo bị đe dọa giết chết

Cô gái người Pakistan ẩn danh dưới tên Sabatina James, 31 tuổi, cô bị gia đình đe dọa giết chết. Hiện nay cô sống ở Đức và được cảnh sát bảo vệ ngày đêm 24/24.

Cô từ chối không chịu lấy chồng do gia đình áp đặt

Câu chuyện của cô được báo Newsweek của Mỹ đưa ra. Khi cô 10 tuổi, gia đình của cô rời Lahore, Pakistan, để đi định cư ở một ngôi làng nhỏ nước Áo. Gia đình của cô là một gia đình theo đạo Hồi, người sunnite, cô gái nhanh chóng thích ứng với xã hội Phương Tây. Năm 17 tuổi, cô về Pakistan vì gia đình muốn ép cô lấy một người anh họ mà cô đã hứa khi còn nhỏ. Cô chống lại và không chịu làm đám cưới. Cô bị đưa vào một trường dạy kinh Coran để hy vọng đưa cô vào ‘đường ngày nẻo chính’ và để cô trở thành một ‘cô gái Pakistan gia giáo’.

Điều kiện sống khó khăn ở đó làm cô phải tuân phục, đến mức cha mẹ cô tưởng cô đã thay đổi nên để cô trở về Áo học trước khi về lại Pakistan làm đám cưới. Năm 18 tuổi, cô quyết định rời khỏi gia đình mãi mãi. Tình bạn của cô với một người bạn trai ở trường đạo đã thúc đẩy cô tìm hiểu đạo để trở lại, cô do dự giữa đạo Tin lành và Công giáo.

Được lôi cuốn bởi các biểu tượng công giáo

Cô lớn lên trong môi trường Hồi giáo, một môi trường gieo trong đầu cô từ khi còn nhỏ là phải cảnh báo: nơi giáo hữu Kitô không có người nào thánh thiện, nhà thờ của họ thì trống, nhà điếm của họ thì đầy. Nhưng các biểu tượng của đạo công giáo lôi cuốn cô, hình ảnh của Chúa chọn sự thương khó trên thập giá đã lay động cô. Điểm đánh động đầu tiên của cô: sự khác biệt giữa sự kính sợ Chúa của hai đạo, người Kitô dựa trên tình thương, người Hồi giáo dựa trên hãi sợ. Người bạn có đạo đọc cho cô nghe những đoạn Thánh Kinh làm cô được bình an và thanh thản, trong khi kinh Coran chưa bao giờ mang lại bình an và thanh thản cho cô.

Được Giáo hội Phúc Âm giúp đỡ

Sabatina nhớ lại những ngày đó: “Chúa Kitô có lòng thương xót với người đàn bà ngoại tình trong khi tiên tri Mahomet thì cho phép người ta ném đá họ. Tôi càng đọc kinh Coran tôi càng cảm thấy kinh Coran gây lòng hận thù nơi những ai khác với mình; ngược lại, là người có đạo, tôi cảm thấy mình có tình thương cho những người này, và tôi mong họ cũng nhận được tình thương giống như tôi cảm nhận qua tình yêu của Chúa Giêsu”. Cô thố lộ với một linh mục công giáo, cha không để ý gì nhiều đến cô. Mahomet cũng là một ngôn sứ, linh mục nói với cô: quá nhiều sợ hãi làm hại cho đạo Hồi. Cảm thấy còn bị lạc đường hơn trước, cô hướng về giáo phái Phúc Âm và vẫn luôn bị cha mẹ đe dọa: nếu cô không quay về, cô sẽ bị giết. Cảnh sát không giúp cô nhưng giáo phái Phúc Âm thì giúp..

Dù vậy, cô cảm thấy thiếu thiếu một cái gì: cô vẫn còn giữ ấn tượng qua trải nghiệm của mình với đạo công giáo. Đây là tiếng gọi từ nội tâm. Vì thế cô tìm hiểu các Tổ phụ của Giáo hội công giáo như thánh Âugutinô, thánh I-Nhã thành Antioche và thánh Irênê của Lyon. Cô bị đe dọa nhiều hơn nhưng sức mạnh của việc trở lại đạo công giáo đã cho cô nụ cười và sự sung mãn của cuộc sống.

Nâng đỡ phụ nữ Hồi giáo

Bây giờ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô đã trở thành thực, đoạn sách tiên tri Isaia 42, 6-7 vẫn còn làm cho cô kinh ngạc: “Chính Ta đã gọi ngươi phò đức nghĩa, Ta nắm tay ngươi, Ta đã nắn ra ngươi, và đặt ngươi làm giao ước của dân, làm ánh sáng các nước. Để mở những mắt mù lòa, để đưa tù nhân ra khỏi nhà lao, khỏi ngục thất, dân cư bóng tối”. Sabatina hiểu sứ vụ của cô là nâng đỡ các phụ nữ Hồi giáo, những người đến với cô vì họ bị đánh đập, bị chồng ruồng bỏ, bị nguy cở trả về nước.

Cùng với hiệp hội Đất của Phụ nữ (Terre des Femmes) mà bây giờ cô là một trong các đại sứ của hội, cô đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ Hồi giáo. “Nhân danh Allah, hàng ngàn phụ nữ bị tra tấn, gị giết hại; trong những năm gần đây, chỉ riêng nước Pakistan đã có hơn 4000 phụ nữ bị thiêu sống”, cô viết như trên trong quyển sách của mình, Cuộc chiến cho đức tin và cho tự do của tôi (Mon combat pour la foi et la liberté, Éd. Palabra, 2013).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch