Hãm hiếp, cắt xẻo âm hộ, cưỡng bách hôn nhân: các phụ nữ tị nạn của một giới tính khác

950

lavie.fr, Aziz El Massassi, 17-4-2015

phụ nữ tị nạn

Thứ năm 16-4, Văn phòng Bảo vệ Người Tị nạn và Người Không quốc tịch Pháp quốc (OFPRA, Office français de Protection des Réfugiés et des Apatrides) đã công bố bản báo cáo sinh hoạt cho thấy sự gia tăng số phụ nữ xin tị nạn. Họ là số đông những người đi tị nạn vì bị đe dọa một cách đặc biệt.

Năm 2014, phụ nữ chỉ chiếm 36% trong số người xin tị nạn ở Pháp. Vào khoảng một nửa số người này đủ tiêu chuẩn để hưởng sự bảo vệ của Văn phòng Bảo vệ Người Tị nạn và Người Không quốc tịch. Các phụ nữ này được hưởng chế độ tị nạn ở Pháp, họ được xác nhận là người tị nạn, đến kỳ hạn thì họ được thông qua cơ chế hỗ trợ phụ thêm. Trong bối cảnh những cuộc xung đột có vũ trang và ngay cả trong thời bình của một vài vùng (ở nhiều sắc dân khác nhau), các phụ nữ cũng bỏ trốn. Một vài người đi lưu đày, họ ở gần người thân của mình, có những người khác lại cố gắng tránh người thân. Họ có nguy cơ bị hãm hiếp (người đi hãm hiếp thường không bị phạt), bị xẻo (thường là âm hộ), hôn nhân cưỡng bách và chung chung là bị bạo lực do quá trình đấu tranh của họ. Theo đúng nghĩa đen.

Những nguy cơ của các phụ nữ này do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thuộc về một nhóm xã hội hay một nhóm có chính kiến. Trong số các hình thức tra tấn, đặc biệt nơi phụ nữ có hình thức cắt xẻo âm hộ. Chính sách mới của Hội đồng Cố vấn Quốc gia mang lại một sự thay đổi lớn trong việc bảo vệ phụ nữ. Từ năm 2013, Hội đồng cho rằng các phụ nữ có nguy cơ bị cắt xẻo không phải đơn thuần cần sự bảo vệ thêm nhưng đây đúng là một quy chế tị nạn vì lý do họ “thuộc về một nhóm xã hội”, đó là nhóm phụ nữ. Sự đảo ngược về mặt pháp lý này không phải là vô ích: Theo Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc thì nước Pháp là nước Âu Châu đầu tiên đón nhận các phụ nữ nạn nhân của nạn cắt xẻo hay bị đe dọa cắt xẻo.

Nguy cơ của loại bạo lực chuyên biệt này giải thích cho sự khoan hồng lớn lao của ban xét duyệt đối với các phụ nữ xin tị nạn. Nếu tỷ số trung bình được quốc tế thâu nhận bảo trợ vẫn ở mức 12% trong 5 năm vừa qua, thì tỷ số đối với các phụ nữ này có 4 điểm trội hơn, trung bình vào khoảng 16%. Tỷ số thâu nhận đặc biệt cao cho các phụ nữ có quốc tịch Trung Đông vì trình trạng chiến tranh, cũng như cho các phụ nữ ở những vùng có nạn cắt xẻo cao như Mali và Guinêa. Tuy nhiên sự rộng lượng liên hệ với việc thâu nhận các phụ nữ này lại ẩn giấu một thực tại khác của vấn đề. “Nếu các cô bé gái hay các phụ nữ thường được bảo vệ ở Pháp khi họ sợ bị cắt xẻo ở nước gốc thì vấn đề này các người chuyên nghiệp xét hồ sơ tị nạn chưa được am tường nhiều, dù họ ở vị trí phải lên tiếng về các vụ này, bà Annelise Garzuel phụ trách các quan hệ giữa các cơ quan cho tổ chức “Hãy nói lên việc cắt xẻo, Excision, parlons-en!” cho biết như trên. Ngày 13 tháng 4 vừa qua, hiệp hội đã tổ chức buổi hội thảo “Nạn cắt xẻo và mức độ đáng tin để xin tị nạn” ở Đại học Panthéon-Assas, cốt để đưa ra các “thông tin liên hệ” cho các luật sư, bác sĩ và nhất là cho các nhân viên của Trung tâm nhận đơn tị nạn(CADA), của Văn phòng Bảo vệ Người Tị nạn và Người Không quốc tịch Pháp quốc (OFPRA) và của Tòa án Quốc gia của Quyền Tị nạn (CNDA) am tường.

Ngoài nạn cắt xẻo, OFPRA còn đối diện với những tình trạng khác mà phụ nữ có nguy cơ đặc biệt vướng phải như trong các trường hợp xung đột có vũ trang hay không có vũ trang. Năm 2014, 12% các phụ nữ xin tị nạn ở Pháp đến từ nước Cộng hòa Dân chủ Congo (RDC), nơi nạn hãm hiếp đích thực là một vũ khí chiến tranh giữa hai phe xung đột. Cũng vậy, các nguy cơ có bạo lực đặc biệt nhắm vào phụ nữ hoặc bị ép buộc làm đám cưới thường được các phụ nữ ở các nước Mali, Tchad, Ivoirie hay Guinêa làm đơn xin. Bà Annelise Garzuel cũng khẳng định việc “cấp giấy phép tị nạn đôi khi vì một lý do bạo lực khác như hãm hiếp hoặc cưỡng bách hôn nhân mà không nêu lên tình trạng cắt xẻo. Các yếu tố thường được kết hợp lại để biện minh cho đơn xin được bảo vệ theo quy chế tị nạn”.

Vì lý do này, dự án sửa đổi về vấn đề xin tị nạn đã được hội đồng Quốc gia chấp nhận vào tháng 12-2014 và sẽ được Thượng viện cứu xét vào tháng 5 sẽ được đưa vào trong phần bảo vệ phụ nữ. “Từ nay sự kiện các bạo lực gây ra dựa trên giới tính sẽ được xem như những lý do tác hại có tầm mức đáng kể để duyệt xét”, bà Annelise Garzuel vui mừng cho biết. Nhưng hiệp hội cho rằng các nghị sĩ cần còn phải đi xa hơn để công nhận khía cạnh chính trị của việc xét đơn tị nạn này: “Phụ nữ buộc phải rời khỏi xứ vì họ từ chối tuân theo luật lệ, phong tục hay bị đối xử bất bình đẳng, như thế họ chống đối cách tổ chức và cai trị của xã hội. Công nhận quyền được tị nạn cho những người đàn bà bị tác hại là hỗ trợ cho cuộc đấu tranh và ủng hộ họ như là những nhân vật bảo vệ cho tự do”.

Những nhân vật bảo vệ tự do không thể nào hạ thành trì. Trong bản báo cáo cuối cùng vào năm 2013 của mình, Unicef đã cho biết con số phụ nữ bị cắt xẻo âm hộ đã giảm trên thế giới nhưng cũng thăm dò này cho biết, trong các thập niên sắp tới có khoảng 30 triệu phụ nữ vẫn còn phải chịu hình thức tra tấn này. Còn về việc hãm hiếp thì đây vẫn còn là vũ khí chiến tranh ở Cộng hòa Dân chủ ở Congo hay ở Syria. Một vũ khí mà theo các bản báo cáo của tổ chức Liên Hiệp Quốc và các tổ chức Phi Chính Phủ cho biết, các nước này đã dùng một cách hàng loạt.

Marta An Nguyễn chuyển dịch