Nhóm Từng Bước Một 24-4-2015
Tôi không biết quý vị thì sao, nhưng về phần tôi, thì tôi hơi bị chậm và tụt hậu để hiểu hình ảnh của các Kitô hữu ở Trung Đông, một hình ảnh không được đúng. Bởi vì trước khi tôi 20 tuổi, tôi chưa biết có sự hiện diện của họ: các tín hữu ở Irak, Syria, Jordania có à? Quý vị có thể nhầm lẫn tín hữu Kitô, tín hữu Hồi giáo, đúng, các tín hữu này có ở Âu Châu và ở Nam Mỹ. Nhưng từ vài tháng nay, chúng ta nghe rất nhiều về các cuộc bách hại những người đã được rửa tội ở vùng này! Những lời chứng đau lòng, những hình ảnh khủng khiếp ở các trại tị nạn và truyền thông các nước đưa tin, đã bác bỏ đi định kiến đầu tiên của tôi, một cái nhìn sai về tín hữu ở Trung Đông: tôi sẽ bị mù mờ vì nó không có một điểm chung nào với người đàn ông tôi nhìn qua kính chiếu hậu, tôi không biết ông nói tiếng gì, không biết tình trạng xã hội, trình độ học thức, cũng không biết ông thờ gì, người đàn ông nghèo ăn mặc dơ dáy, tôi không hiểu gì về ông, ông là tù nhân của những biên giới. Và vì không biết gì về ông, tôi cảm thấy xa ông, tôi không thấy mình giống ông ở điểm nào nên tôi không thương xót được ông.
Thật là khủng khiếp khi viết những dòng này! Nhưng cũng hy vọng vì đã viết lên. Vì khi đặt câu hỏi như thế thì tôi mới có thể xóa nó, loại nó, vứt nó. Và để làm được như vậy là nhờ những người láng giềng mới của tôi, mười một gia đình đã trốn khỏi Irak từ tháng 10 vừa qua. Cùng với họ, chúng tôi ở trung tâm Đức Bà Hòa bình (Sayyidat Al-Salam), ngoại ô Amman, thủ đô Jordania. Quentin, Geoffroy và tôi đã ở đây trên một tuần, còn họ thì đã ở 5 tháng. Tất cả đều đến từ miền Bắc Irak, đa số ở vùng Kitô hữu Mossoul.
Ngày 10 tháng 6-2014, khi nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng chiến thắng thành phố, họ áp đặt luật Hồi giáo cho những gia đình Kitô đã ở đây từ bao nhiêu thế hệ. Cải đạo hoặc phải bỏ trốn, chọn lựa phải đặt ra, chọn lựa bị áp đặt. Mười một gia đình láng giềng của chúng tôi lựa chọn ra đi, bỏ tất cả đàng sau lưng để đi tị nạn ở Erbil, trong vùng Kurdistan Irak.
Đối với một số người thì đây là lịch sử lặp lại… bà cụ Claire, người nói tiếng Pháp của nhóm đã kể cho chúng tôi con đường thập giá của bà, bà là người đã sống ở đó từ 70 năm nay, bà và gia đình đã bỏ trốn ba lần trong các cuộc bách hại. Năm 1948 khi bà 5 tuổi, gia đình bà buộc bị phải rời Jaffa, nơi chôn nhau cắt rốn. Bà đến Ramallah ở, nơi bà sống tuổi trẻ của mình, rồi đến năm 1968 bà lại bỏ nơi này để ra đi. Bà lập gia đình ở Mossoul, rồi bây giờ bà phải bỏ nơi này ra đi sau khi đã tái xây dựng cuộc đời ở đây. Khi bà kể cho chúng tôi nghe các kỷ niệm ở Irak, cứ mỗi lần kể là bà nói chính xác vật gì, vật gì bà còn để lại ở đó, nơi bây giờ ở trong tay Nhà nước Hồi giáo tự xưng, cách đây 800 cây số.
Bà Claire ở tuổi bà ngoại tôi. Bà nói tiếng Pháp như bà tôi, tìm đồ ăn cho tôi ăn như bà tôi, và cũng như bà tôi, bà đọc kinh trước khi ngủ…
Như thế tôi có thấy gần với bà không? Cũng cả hai thế hệ xa cách tôi với bà, vậy thì tôi phải gặp các bạn láng giềng cùng tuổi với tôi.
Bassam, 26 tuổi, anh vừa học xong ngành tài chánh; Salem, 25 tuổi, vừa tốt nghiệp kỷ sư; Noura, 20 tuổi, cô vừa vào học điện toán; Zyna và Sarnep mới 18 và 15 tuổi, cả hai chờ thi tù tài trước khi tìm ngành học phù hợp. Mỗi buổi sáng chúng tôi làm việc với các em khuyết tật ở trung tâm, chúng tôi lúc nào cũng đến nói chuyện với các bạn trẻ này, chơi basket với nhau buổi chiều hoặc uống nước trái cây với nhau buổi tối. Chúng tôi nói với nhau về giấc mơ của mình, chúng tôi nhắc lại kỷ niệm của mình, chúng tôi bàn về các trận đấu vô địch, cùng nhau chúng tôi hy vọng một tương lai chung, xa những chuyện man rợ của Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Phần tôi và một vài bạn thấy tương lai của mình ở nước Pháp, một vài bạn mơ đến nước Đức, Hà Lan, Anh hay My. Anh Salem nhờ tôi dịch một vài chữ ra tiếng Pháp, biết đâu có một ngày anh sẽ dùng, biết đâu.
Và thế là tôi thấy tôi giống họ, giống Bassam, Salem, Noura, Zyna, Sarnep. Chúng tôi có cùng khát vọng, cùng mong muốn, cùng đức tin, cùng hy vọng. Chúng tôi là nhiệm thể của Chúa Kitô. Các bạn bị tổn thương, bị giam hãm, bị chờ. Và cuối cùng tôi có lòng trắc ẩn với họ, có nghĩa tôi cùng đau với cái đau của họ.
“Nếu một chi bị đau thì cả tứ chi cùng đau”. Cùng chịu đau khổ với họ. Đây không phải là cùng đích trong sứ vụ của chúng tôi ở đây nhưng đó là tiến trình bắt buộc để tôi nhận ra, trong da thịt tôi sự gần gũi hiện sinh với mỗi người trong số họ. Đau khổ với họ, cùng chờ với họ, cùng cầu nguyện cho họ nhiều hơn.
Jean
Marta An Nguyễn chuyển dịch